Mâm cỗ trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết trung thu của người Việt. Mâm cỗ trung thu truyền thống mỗi năm lại được trang trí sinh động hơn, bắt mắt hơn nhờ tài khéo léo và sự sáng tạo của mỗi nghệ nhân, mỗi gia đình.
Mâm cỗ trung thu truyền thống thường gồm những loại hoa quả đặc trưng vùng miền và đặc trưng của mùa thu.
Nói về ý nghĩa của mâm cỗ trung thu, người xưa quan niệm: Quả bưởi tượng trưng cho những điều may mắn. Quả lựu mang ý nghĩa sinh sôi, quả na mang lộc ở, quả hồng mang hi vọng, quả dưa đỏ cầu bình an cho cả nhà.
Chính vì vậy, mâm cỗ trung thu phải thể hiện được ý nghĩa đẹp đẽ nhất, hài hòa nhất để cầu mong sự may mắn, bình an cho mỗi gia đình.
Theo nhà nghiên cứu Trịnh Bách, mùa trung thu cũng là mùa hoa quả chín rộ, mâm cỗ vì thế cũng trở thành bản hòa tấu của hương vị tháng 8.
"Mỗi nhà có cách sửa soạn mâm cỗ khác nhau, dù thế nào cũng phải có nải chuối chín vàng, trái hồng đỏ mang hy vọng, trái na mang ước nguyện sinh sôi, trái bưởi mang những điều tốt lành, trái lựu chứa ngọt ngào may mắn…", nhà nghiên cứu Trịnh Bách nói.
Để có được mâm cỗ trung Thu đẹp nhất, các loại hoa quả, bánh trái để làm sao bố trí màu sắc cho đan xen nhau hài hòa.
Gợi ý mâm cỗ trung Thu đẹp gồm những thứ quả và cách trang trí như sau:
Làm chú chó bằng bưởi
Làm chú cá bằng quả thanh long
Làm chú nhím bằng quả lê và nho
Làm chú công bằng quả bí ngòi
Làm đàn ếch xanh từ trái su su
Một số mâm cỗ đẹp mắt khác mỗi gia đình có thể tham khảo để bày biện trong ngày Tết trung thu:
Mâm cỗ này lấy con vật dễ thương làm chủ đề chính. Hai chú cún được làm từ bưởi khéo léo, bánh trung thu hình đàn lợn, con cá và chú ếch làm từ bưởi rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Mâm cỗ trung thu được thực hiện tại lớp học với hương hồng, hương cốm, hương bưởi... đặc trưng của mùa thu được tạo hình thành những con vật ngộ nghĩnh.
Tổng hợp