Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi thất bại toàn tập ở tuổi 20, bởi có vượt qua mới chạm tay được vào tương lai sung sướng!

NGỌC HÀ |

Thất bại ở tuổi 20 không phải là điều tồi tệ, mà là bước đệm cần thiết để bạn thành công trong tương lai.

Hai đêm trước, tôi bắt gặp một loạt thư từ chối. Đó có lẽ là lượng thư từ chối lớn nhất trong lịch sử loài người. Chúng đều được gửi tới tôi.

Sau một hồi xem liên tiếp nhiều tập Insecure - loạt phim dài tập trên HBO kể về một người phụ nữ 20 tuổi nghi ngờ về những lựa chọn trong cuộc đời mình, tôi cảm thấy vô cùng tội lỗi. 

Vì thế, tôi đã bật laptop và bắt đầu dọn dẹp hộp thư đến mà mình đã từng dùng những năm 20-30 tuổi. Và rồi tôi đã "đào trúng long mạch". 

Giữa một đống hóa đơn và thư từ bố tôi là cả tá lời từ chối - từ các công ty, trường cao học, đại diện của các nhà văn, ban tổ chức cuộc thi viết, biên tập viên tạp chí,...

Tôi không thể tin là mình đã quên mất chúng. Lần đầu tiên đọc những lá thư này, tôi đã rất thất vọng, thậm chí là "chết trong lòng". 

Giờ đây, tôi chỉ mỉm cười. Ở tuổi 30, tôi không xem chúng là những lá thư từ chối - chúng là những viên đạn mà tôi đã né được.

Chẳng hạn như lá thư từ chối từ chương trình tiến sĩ. Khi đó tôi 26 tuổi, nợ những 22.000 USD để học thạc sĩ ngành văn học sáng tạo. 

Kế hoạch của tôi là bỏ ra một khoản tiền lớn (dù chưa có) để học tiến sĩ. Tuy nhiên, việc xin học của tôi chẳng đi tới đâu. 

Giờ đây, tôi nhận ra, nếu được nhận vào một trong những chương trình đó, có lẽ tôi đã thất nghiệp nhanh hơn sau khi ra trường.

Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi thất bại toàn tập ở tuổi 20, bởi có vượt qua mới chạm tay được vào tương lai sung sướng! - Ảnh 1.

Tôi còn nhận được thư từ chối từ các công việc trợ giảng. Chỉ có bằng thạc sĩ, tôi không thể đi dạy tiếng Anh căn bản với mức lương đủ sống. Lời mời làm việc duy nhất đến từ trường cao đẳng cách đó 40 dặm. 

Nhưng rồi lời mời cũng bị rút lại khi một nhân viên chính thức đòi có nhiều giờ dạy hơn. Đơn xin việc tôi gửi đến các tòa soạn và nhà xuất bản cũng không có hy vọng gì.

Rốt cuộc, tôi buộc phải làm trong ngành quảng cáo. Mặc dù có bảo hiểm y tế và mức lương ổn định, đây không phải những gì mà tôi muốn. Sự thất vọng của tôi lên tới cực điểm. Ít nhất là vào lúc ban đầu.

Những khách mời phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp thường nói khuyên bạn nên "theo đuổi đam mê" và "chấp nhận thất bại". 

Tuy nhiên, "chấp nhận thất bại" không phải là điều chúng ta được phép lựa chọn. Thất bại sẽ luôn xảy ra dù bạn có chấp nhận hay không.

Tuổi 20 đầy thất bại đã dạy tôi nhiều điều. Nếu bạn là một trong hàng triệu người trẻ đang mất phương hướng giữa dòng đời, đây là những điều bạn cần nghe.

Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi thất bại toàn tập ở tuổi 20, bởi có vượt qua mới chạm tay được vào tương lai sung sướng! - Ảnh 2.

Tuổi 20 chính là thời điểm tuyệt vời để "thất bại từ sớm, thất bại thường xuyên". Do đó, hãy trải nghiệm mọi thứ. 

Bạn có thể mạo hiểm mà không phải đánh cược quá nhiều. Cơ hội thì đầy rẫy và bạn cũng chưa bị con cái ràng buộc. Nhờ vậy, bạn có thể sống những cuộc đời khác nhau, giống như đi thử quần áo vậy. 

Chắc chắn rằng, sẽ có lúc sự bất ổn sẽ khiến bạn phát điên. Tuy nhiên, các nhà nghiên đã chứng minh: chúng ta thường hối hận về những thứ mình không làm hơn là những thứ mình đã làm. 

Để sống cuộc đời này một cách trọn vẹn nhất, hãy làm theo công thức đơn giản này:

Thử nghiệm + Thất bại > Không thử gì

Thất bại là một điểm dữ liệu hữu dụng. Hãy tưởng tượng bản thân mình như con tàu vũ trụ vừa đặt chân lên một hành tinh có tên "Người lớn". 

Đây là vùng đất xa lạ, nhưng bạn vẫn phải tiến lên. Bạn phải dùng mọi cảm biến để xem mình đã gặp phải những gì. Sự từ chối và thất bại là những nguồn thông tin quý giá, giúp bạn biết điều gì có thể và điều gì không.

Đôi lúc, thứ bạn gặp không phải thất bại mà là "vấn đề trọng lực". Thất bại có thể sửa chữa được, nhưng "vấn đề trọng lực" là thứ bất biến. 

Chẳng hạn, cuộc sống khó khăn khi làm ngành nghệ thuật chính là "vấn đề trọng lực". Một khi chấp nhận được sự thực này, bạn sẽ biết xoay sở để cuộc sống dễ chịu hơn. 

Có thể bạn sẽ biến sở thích nghệ thuật ấy thành nghề tay trái, hoặc sống ở một căn hộ rẻ tiền hơn. Bạn không nên coi việc kiếm được ít tiền từ nghệ thuật là một thất bại.

Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi thất bại toàn tập ở tuổi 20, bởi có vượt qua mới chạm tay được vào tương lai sung sướng! - Ảnh 3.

Chẳng có con đường nào đến thành công mà trải đầy hoa hồng. Khi đọc về các dự án khởi nghiệp, bạn sẽ thấy họ thất bại rất nhiều lần trước khi ăn nên làm ra. 

Nghệ sĩ cũng vậy. Nhìn bên ngoài, chúng ta cứ ngỡ họ thành công chỉ sau một đêm. Điều bạn không nhìn thấy là máu, mồ hôi và nước mắt đằng sau ánh hào quang đó. 

Một người nổi tiếng mà ai cũng nghĩ là cuộc sống hoàn hảo cũng có lúc thức cả đêm khóc, trằn trọc nhìn trần nhà, lo lắng về tiền bạc và tình yêu. Đã là con người, ai cũng có lúc như vậy.

Hợp lý hóa là một chiến thuật tuyệt vời. Chúng ta không giỏi dự đoán mình sẽ hạnh phúc vì điều gì, nhưng chúng ta lại rất giỏi hợp lý hóa những gì đang xảy ra xung quanh. Nhìn chung, đây là một kỹ năng quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.

Có rất nhiều tác phẩm để đời lấy cảm hứng từ sự thất bại. Những bộ phim truyền hình hay nhất như InsecureGirls cũng lấy cảm hứng từ tuổi 20 lạc lối, hỗn độn của nhân vật. 

Nhiều nghệ sĩ tạo ra các tác phẩm kinh điển trong những tháng ngày tuổi trẻ mông lung, như thi sĩ Philip Larkin với tất cả các bài thơ của mình.

Tôi đã thử hỏi bạn bè trên Facebook: "Thất bại nào ở tuổi 20 khiến bạn mừng?" 

Một người gửi cho tôi cả danh sách dài dằng dặc: "Bị sa thải khỏi công việc đầu tiên, bị đuổi khỏi nhà thuê, không giành được những công việc mình muốn". 

Một người bạn khác thì chia sẻ về câu chuyện lấy học bổng ROTC của mình. "Tôi không ghen tị với những người được học bổng", cô nói. 

"Tuy nhiên, tôi biết nó không dành cho mình. Nếu ngày ấy trúng học bổng, tôi sẽ không thể gia nhập tổ chức tình nguyện Hòa bình, cũng không được đi nhiều nước, có bạn bè và là chính mình như bây giờ", cô giải thích thêm.

Câu trả lời phổ biến nhất mà tôi nhận được là: "cuộc hôn nhân đầu tiên". Nếu chúng ta có thể hạnh phúc ngay cả khi hôn nhân kết thúc, chẳng có lý gì mà chúng ta không thể hạnh phúc khi thất bại.

Bài chia sẻ của Catherine Baab-Muguira - copywriter trong lĩnh vực quảng cáo, cây viết tự do của tạp chí The Cut và The Billfold, cùng một số tờ báo khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại