Bên trong cỗ máy phát hiện nói dối của CIA

NGUYỄN THANH HẢI |

Các cơ quan liên bang Mỹ đã nắm lấy máy phát hiện nói dối ngay từ thập niên 1950 nhằm trấn an dư luận rằng họ có thể vạch mặt các điệp viên. Ông Francis Gary Powers đã có lần trải nghiệm đầu tiên với máy phát hiện nói dối ngay sau khi đăng ký làm phi công cho chương trình U-2 của CIA vào tháng Giêng năm 1956.

Trong cuốn hồi ký do mình viết, cựu phi công Powers đã mô tả việc ông bị đưa vào một căn phòng nơi chạm trán với nhiều câu hỏi hóc búa. Dưới đây là bài viết của tác giả John Baesler, ông là Giáo sư Sử học tại Đại học công Saginaw Valley (tiểu bang Michigan) và là tác giả của cuốn sách “Sự thật hiển nhiên: Máy phát hiện nói dối và Cuộc nội chiến Hoa Kỳ”.

Vụ trao trả phi công Mỹ trên đất Liên Xô

Phi công Powers từng trải qua một bài kiểm tra phát hiện nói dối với khoản đặt cược cao hơn. Trường hợp của ông Powers không phải là phổ biến nhưng máy phát hiện nói dối được đánh giá là công cụ hữu ích vào thời kỳ đó, xuất phát từ nhiều lý do cần phải tìm ra sự thật.

Sự ra đời của máy phát hiện nói dối là nhằm trả lời cho một bài toán hóc búa của thời kỳ Chiến tranh Lạnh: làm thế nào người Mỹ có thể hoàn thành các cam kết của mình nhằm chống lại một kẻ thù chuyên chế mà không tự biến bản thân mình rơi vào chuyên chế?

Bên trong cỗ máy phát hiện nói dối của CIA - Ảnh 1.

Phi công Francis Gary Powers cầm mô hình máy bay gián điệp U-2 khi ông ra làm chứng tại Ủy ban dịch vụ vũ trang thượng viện (SASC). Ảnh nguồn: Bettmann/Getty Images.

Để hình thành vòng tròn đặc biệt này, các cơ quan liên bang mà trước tiên và trên hết phải kể đến CIA , khi họ bắt đầu sử dụng công nghệ gây tranh cãi được phát triển bởi các nhà tâm lý học vào đầu thế kỷ 20, sau đó cỗ máy tiếp tục được tinh chỉnh và sử dụng bởi lực lượng cảnh sát và các doanh nghiệp tư nhân kể từ thập niên 1920.

Các biện pháp đo lường trong cỗ máy phát hiện nói dối thường xuất phát từ những thay đổi trong huyết áp, độ sâu hơi thở và độ dẫn điện của da.. nhưng các phép đo này chưa từng chứng minh ra những chỉ dấu đáng tin cậy của sự lừa dối.

Không chỉ các rối loạn cảm xúc gây khó trong các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, mà còn những cảm xúc như vậy lại không đồng nhất ở mỗi con người và có thể bị bắt chước bằng những biện pháp đối phó (chẳng hạn như tự véo/nhéo mình trước khi đưa ra phản hồi).

Trong những thử nghiệm sàng lọc lớn thì không thể không tránh khỏi những “kết quả dương tính giả” (người vô tội bị “chụp mũ” là lừa đảo). Thêm nữa, câu hỏi về sự dối trá trong suốt một thử nghiệm phát hiện nói dối có thể hiện việc người đó không phù hợp với các vấn đề kỹ thuật đơn thuần hay không?

Trong những phân tích cuối cùng, các cơ quan an ninh Hoa Kỳ chưa bao giờ đi đến những định nghĩa rõ ràng về những đặc điểm cá nhân mà một người kiểu mẫu phải nên có. Thay vào đó, máy phát hiện nói dối sẽ cung cấp các lý do nhằm bác bỏ rủi ro an ninh hay phủ nhận sự tham gia của anh ta/cô ta.

Tính hữu dụng - xem ra mạnh hơn bất kỳ giá trị khoa học nào – đã đi một chặng đường dài nhằm giải thích lý do tại sao máy phát hiện nói dối lại trở thành một công cụ tiêu chuẩn của trạng thái an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Câu chuyện về phi công Gary Powers và lịch sử với máy phát hiện nói dối đã mang tính giáo dục sâu sắc. Từ năm 1956 đến năm 1960 đã có 24 chuyến bay U-2 bay trên không phận Liên Xô và đã gặt hái được nhiều thông tin tình báo chiến lược vô giá đối với các khả năng quân sự của Liên Xô.

Nhưng đến ngày 1 tháng 5 năm 1960, thảm họa đã xảy ra khi chiếc máy bay do phi công Powers lái đã bị bắn rơi trên bầu trời Sverdlovsk (ngày nay là Yekaterinburg). Chính quyền Hoa Kỳ đã kể câu chuyện về một quả bong bóng thời tiết bay lạc và nó diễn ra vào thời điểm lãnh tụ Nikita Khrushchev đang trình bày với thế giới về tàn tích của chiếc máy bay bị bắn rơi, và sau đó đã quyết định số phận của viên phi công Mỹ.

Gary Powers đã sống sót kỳ diệu rồi bị điệu ra phiên xét xử ở Moscow và nhận án tù 10 năm vì tội làm gián điệp.

Đến tháng 2 năm 1962, Gary Powers được đại tá KGB là Vilyam Fisher (bí danh Rudolf Ivanovich Abel) trao trả về Mỹ. Hồi hương, cựu phi công Gary Powers được xem như anh hùng (nhưng vẫn bị nghi ngờ).

Nửa tin nửa ngờ với sự trao trả của người Liên Xô và sự ngờ vực từ công luận Hoa Kỳ, ngay cả Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) cũng tỏ ra bán tín bán nghi về sự can thiệp của người Liên Xô đối với các chuyến bay U-2.

Máy phát hiện nói dối của CIA

Các tín hiệu do radar theo dõi đã chỉ ra rằng máy bay của phi công Gary Powers đã hạ xuống độ cao 19.812m. Độ cao này khiến cho máy bay dễ bị tấn công bởi tên lửa đất đối không. Nhưng phi công Powers khăng khăng phủ nhận rằng mình chưa hề hạ thấp độ cao của máy bay.

Bên trong cỗ máy phát hiện nói dối của CIA - Ảnh 2.

Máy phát hiện nói dối trong một bài kiểm tra hồi thập niên 1970. Ảnh nguồn:Federal Bureau of Investigation/Wikimedia Commons.

CIA – vì lo sợ cho danh tiếng của mình trước sức ép của công luận Mỹ - đã khăng khăng đòi sự vô tội cho Gary Powers. Giám đốc CIA-John McCone đã thành lập một ủy ban điều tra dưới quyền của thẩm phán liên bang E. Barrett Prettyman, nhằm chuẩn bị một tuyên bố trước dư luận.

Tài liệu đã nhấn mạnh đến các xét nghiệm y tế, kiểm tra tổng quát, một buổi thẩm vấn được xác nhận bởi cựu phi công Gary Powers “xuất hiện với vẻ trung thực, thẳng thắn…”. Dù chán ngán với sự rườm rà của tiến trình phát hiện nói dối, nhưng Gary Powers cũng nôn nóng muốn tự mình kiểm tra xem nó như thế nào. Thử nghiệm được thực hiện bởi một chuyên gia.

Tham gia vào buổi thẩm vấn, Gary Powers đã không thể hiện bất kỳ chỉ dấu sai lệch nào trong suốt quá trình kiểm tra.

Về lần thẩm vấn thử nghiệm này, phi công Gary Powers nhớ lại trong hồi ký: “Bực bội vì bị hoài nghi đối với những phản ứng của tôi, cực chẳng đã tôi hết sức tức giận, hét to:

“Nếu mấy người không tin tôi, tôi sẵn sàng thử nghiệm với máy phát hiện nói dối!”… Lời vừa tuôn ra khỏi miệng, tôi bỗng chốc hối hận khi nói như vậy. Ai mà đủ dũng cảm để có thể làm chứng rằng mình vô tội trước máy phát hiện nói dối? Tôi như lọt xuống cái bẫy”.

Kể từ khi được thành lập vào năm 1947, CIA đã sử dụng máy phát hiện nói dối như là một phần của thủ tục bảo mật nhân sự nhằm xác định độ trung thực của ứng viên xin việc và nhân viên, cũng như xác nhận thiện ý của các điệp viên.

Vào lúc đỉnh cao của học thuyết McCarthy, CIA đã tăng cường dùng máy phát hiện nói dối nhằm tăng độ chuẩn mực của lực lượng này trước công luận. Với những người đề xuất cỗ máy này thì máy phát hiện nói dối được hứa hẹn sẽ đảm bảo tính khách quan và công bằng cùng với việc răn đe các điệp viên và những kẻ phản bội.

Một báo cáo của thanh tra CIA hồi năm 1963 đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta không thể nào đạt được chế độ an ninh toàn diện được. Xã hội mở của chúng ta luôn có sự kháng trở với những biện pháp của cảnh sát nhà nước”.

Khi bị quốc hội Hoa Kỳ lên tiếng thách thức, việc điều tra bằng máy phát hiện nói dối đã bắt đầu vào giữa thập niên 1960, CIA đã bảo vệ công cụ này theo một cách tích cực.

Năm 1980, Ủy ban an ninh tình báo trung ương (CISC) đã nhấn mạnh: “Tiện ích của những buổi phỏng vấn bằng máy phát hiện nói dối là một phần của xử lý bảo mật và đã được chứng minh bằng những phương tiện thực nghiệm…

Những kết quả thực tế này cộng với hơn 30 năm kinh nghiệm đã khẳng định rằng việc dùng máy trong sàng lọc an ninh là độc đáo và không thể thiếu”.

Mặc dầu vậy ngay trong nội bộ CIA cũng có ý kiến thừa nhận rằng việc tìm kiếm các ứng viên và nhân viên dựa trên các kết quả thử nghiệm của họ là tốt nhất. Thậm chí sau hàng thập kỷ sử dụng máy phát hiện nói dối, CIA vẫn chưa thể định nghĩa chính xác các thuật ngữ khó nắm bắt cụ thể như “thông lệ” và “tình nguyện” trong chương trình phát hiện nói dối.

Năm 1974, một danh sách các câu hỏi từ những người kiểm tra máy phát hiện nói dối đã đi đến một số câu hỏi khó nhằn, đại loại như: “Liệu cỗ máy này có giúp tôi vượt qua vòng thẩm vấn để được CIA nhận vào làm hay không?” hay “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không vượt qua?”.

Cũng không mấy rõ ràng về sự liên quan từ bằng chứng được tạo ra trong các kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối. Năm 1973, CIA đã thừa nhận về sự khó nắm bắt các tình huống này. Cho mãi đến khi qua đời vì một tai nạn trực thăng vào năm 1977, phi công Gary Powers đã thừa nhận rằng ông là một người Mỹ trung thành cho các kiểm tra về độ trung thực.

Vấn đề an ninh quốc gia

Và trong một báo cáo được giải mật cho thấy rằng chính quyền Kennedy nhận thấy rằng nên đảm bảo cho công luận hiểu về tính trung thực của Gary Powers, và loan tin rằng ông Powers đã vượt qua được bài kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối, việc này nằm trong chiến lược truyền thông của Kennedy.

Bên trong cỗ máy phát hiện nói dối của CIA - Ảnh 3.

Cảnh sát Mỹ áp dụng máy phát hiện nói dối để kiểm tra nghi phạm. Ảnh nguồn: Yahoo Finance.

Kinh nghiệm của ông Gary Powers đã nhấn mạnh tới 3 đặc điểm của máy phát hiện nói dối được sử dụng cho các mục đích “an ninh quốc gia” của CIA.

Trước hết là tuyên bố của những người đề xuất dùng cỗ máy rằng bài kiểm tra có thể là chứng nhân để bào chữa, miễn tội cho các công dân trung thành và hóa ra có vẻ ít trung thực hơn;

Thứ hai là, trong khi cỗ máy dựa trên sự tự nguyện hùng biện thì trong thực tế dưới áp lực của bài kiểm tra cũng nói lên rằng người ta bị mất quyền tự do; thứ ba là, các bài kiểm tra do máy thường là phương tiện dùng để che đậy hơn là tiết lộ ra sự thật của các sự kiện.

Máy phát hiện nói dối cũng dùng những câu hỏi gây ám ảnh trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và những trải nghiệm đau thương trong bài kiểm tra đã vấp phải làn sóng biểu tình dữ dội từ các dòng tư tưởng Mỹ.

Hai nhà báo Joseph và Stewart Alsop, đã ví von cỗ máy phát hiện nói dối như việc ôm lấy một con bạch tuộc với các xúc tu điện tạo ra xung lực gây áp đảo để xoa dịu cỗ máy bạch tuộc.

Ngay cả cựu giám đốc phản gián của CIA - James Olson cũng gọi những kỳ thi có dùng máy phát hiện nói dối là “rất khủng khiếp nhưng cần thiết.

Chúng mang đến cảm giác thô lỗ, khó chịu và đôi khi nhục nhã. Một quá trình rất tàn khốc”. Một câu hỏi đau đáu khác: Có bao giờ máy phát hiện nói dối bóc trần một điệp viên Liên Xô hay không?

Chắc chắn rằng không có điệp viên nào bị cỗ máy tóm được, và trường hợp tàn phá nhất liên quan đến điệp viên Aldrich Ames, khi người này đã vượt qua 2 vòng kiểm tra do máy khi ông chuyển giao thông tin “tử thần” về các hoạt động của Hoa Kỳ ở Liên Xô cho những người xử lý thông tin.

Trong khi trường hợp của điệp viên Aldrich Ames gần như đã làm tồn tại đến danh tiếng của cỗ máy phát hiện nói dối, thì thứ công nghệ này đột nhiên lại được chú ý sau khi xảy ra sự kiện 11-9 và những cuộc chiến tranh tiếp nối sau đó ở Afghanistan và Iraq.

Một lần nữa cỗ máy phát hiện nói dối lại xuất hiện như là một cách để chứng minh các giá trị khó nắm bắt như lòng trung thành khi thực hiện các nhiệm vụ đầy tính rủi ro trong sàng lọc nhân viên và công tác phản gián.

Ngay khi mà lịch sử của máy phát hiện nói dối đã trở nên rõ ràng hơn thì các nhà lập chính sách Hoa Kỳ đang đặt sự tin tưởng vào công nghệ này để xử lý các vấn đề chính trị gai góc, mặc dù chính họ đặt ra những câu hỏi về việc sửa chữa theo một cách riêng tư.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại