Tháng 7 Âm lịch làm ăn thất bát, xui xẻo hay là tháng thiện tâm?

Đức Hùng |

Tháng 7 Âm lịch có những ý nghĩa ít người biết đến, người theo Phật giáo gọi là tháng tu học hay mùa vu lan báo hiếu.

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 Âm lịch là "tháng cô hồn". Đây là khoảng thời gian "mở cửa mả", ma quỷ từ địa phủ trở về vất vưởng khắp nơi. Nếu không không kiêng kỵ sẽ gặp xui xẻo "tai bay vạ gió".

Chính vì vậy mà nhiều hoạt động như mua bán, kinh doanh, sửa chữa... chậm lại vì người dân với tâm lý "có thờ có thiêng, có kiêng có lành".

Tuy nhiên quan niệm Nhà Phật không như vậy. Theo Hòa thượng Chúc Xuân (chùa A di đà), tháng 7 là tháng công đức vì tháng 7 mọi người đều cùng nhau bố thí, cúng giàng, phóng sinh và làm rất nhiều việc công đức để hồi hướng cho ông bà, cha mẹ quá vãng nhiều đời được vãng sinh lạc quốc; ông bà, cha mẹ hiện thời được phúc thọ tăng long.

Tháng 7 còn là tháng tu học bởi dù người xuất gia hay tại gia đều siêng năng lễ Phật, tụng kinh trong dịp này. Không những thế, tháng 7 còn là tháng hiếu thảo vì tất cả mọi người đều hướng về cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

"Mọi người đừng sợ ma, quỷ - cô hồn bởi “nhất thiết duy tâm tạo” tức là mọi việc tốt hay xấu đều do tâm ta mà ra.

Chúng ta cần hiểu đúng hơn, và cần có những việc làm thiết thực để tháng 7 với chúng ta thực sự ý nghĩa, mọi người không nên đặt nặng vào những quan niệm sai lầm đó mà đánh mất đi cơ hội thực hiện việc hiếu đạo của mình", Hòa thượng Chúc Xuân giảng giải.

Theo kinh Phật Vu Lan, xưa kia Mục Kiền Liên sau khi đã tu luyện được Lục Thông, Tuệ Nhãn liền tưởng nhớ đến mẹ mình. Ngài đã dung Tuệ Nhãn nhìn khắp bốn phương, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ rất đói khổ.

Đau xót khi nhìn thấy mẹ trong cảnh đó, Ngài đã vận dụng Thần Thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ, do tâm mẹ Ngài tham lẫn từ đời trước quá nặng, sợ những người ở ngạ quỷ thấy xin, cho nên bà một tay che bát cơm, một tay bốc cơm ăn. Than ôi, cơm chưa tới miệng đã hóa thành than lửa không thể ăn được.

Đau đơn vô cùng khi thấy mẹ như vậy, Ngài liền về bạch Thế Tôn, Đức Phật nói với Ngài rằng:

“Dù có Thần Thông Quảng Đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ của ông đâu. Điều duy nhất lúc này là dùng thần lực của chúng Tăng khắp mười phương tinh tấn tu hành thanh tịnh tập trung cầu nguyện, may ra mới thoát kiếp khổ cực của mẹ ngươi được”

Nghe vậy, Tôn Giả Mục Kiền Liên nghĩ hy vọng đã mở ra liền khẩn cầu với Thế Tôn:

“Vậy làm sao con có thể mời được chư Tăng mười phương cúng dường một lúc được?”

Đức Phật dạy:

“Ngày Tự tứ của chư Tăng, ngươi nên sắm các thứ cúng dường, ngày đó dù các vị ở trong thiền định, hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhân gian, cũng tập trung lại để Tự tứ và cầu nguyện cho mẹ ngươi, thì mẹ ngươi sẽ thoát được cảnh khổ”

Tôn Giả Mục Kiền Liên đã thực hành theo lời dạy của Thế Tôn và chính trong ngày lễ Vu Lan năm đó, mẹ của Ngài đã thoát được cảnh ngạ quỷ. Niềm vui không thể kể siết và Tôn Giả thỉnh cầu:

“Nếu sau này chúng sanh nào muốn phát tâm hiếu để cầu nguyện cho cha mẹ thoát cảnh khổ thì làm như con có được không?”

Thế Tôn nói rằng:

Đương nhiên là được, cứ làm như người vào ngày Tự tứ không chỉ giúp cha mẹ đời này và nhiều nhiều đời được siêu độ giải thoát”.

Từ đó, trong Phật giáo truyền lại một lục lệ là vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng nằm dù là ai, làm gì, ở đâu cũng mong ước đến chùa tham dự lễ Vu Lan Báo Hiếu, thắp nén hương lòng cầu nguyện cha mẹ đời này và nhiều đời khác được siêu độ, còn người hiện hữu được anh lành hạnh phúc trong cuộc sống nhân sinh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại