Chiến lược Putin: Chờ ngày Trung Quốc lớn mạnh, Mỹ tự khắc quay về "vòng tay" Nga?

Quốc Vinh |

Mỹ sẽ nhận ra trong vòng 5 đến 10 năm tới, họ không thể đồng thời đối đầu với cả Trung Quốc và Nga. Sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh sẽ khuyến khích Washington đi theo con đường tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn với Moscow.

Theo National Interst, Moscow đã ghi nhận cuộc gặp tuần trước giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Nhật Bản như một chiến thắng khiêm tốn.

Mặc dù các quan chức hàng đầu của Nga thừa nhận có rất ít thay đổi đến từ kết quả của cuộc họp, họ đã bày tỏ sự lạc quan về cuộc trò chuyện giữa hai nhà lãnh đạo.

Họ hy vọng rằng nếu thể hiện sự kiên nhẫn và giữ cho căng thẳng Mỹ-Nga không vượt khỏi tầm kiểm soát, thì cuối cùng Washington sẽ chấp nhận xoa dịu căng thẳng mà không cần Moscow phải thay đổi hướng đi.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 30/6, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Moscow đã nhìn thấy những dấu hiệu tích cực từ Tổng thống Trump tại cuộc họp.

"Tổng thống Mỹ đã cho thấy ý định tái đối thoại một cách khó rõ ràng", ông nói. "Đối với Tổng thống Putin, từ lâu ông đã nói về mong muốn đi theo con đường bình thường hóa quan hệ, nhưng ông cũng nói rằng không có sự quan tâm đến vấn đề này từ phía Mỹ".

"Nhưng lúc này, lần đầu tiên chúng ta đã thấy sự quan tâm từ tổng thống Mỹ", ông Peskov nói thêm.

Ở khía cạnh khác, các trợ lý của ông Putin thừa nhận không có gì được coi là một bước đột phá đã xảy ra. Đại sứ Yuri Ushakov, trợ lý chính sách đối ngoại của tổng thống Nga cho biết, cuộc họp không có nhiều vấn đề được thảo luận chuyên sâu.

Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ đã thảo luận về kiểm soát vũ khí, thương mại, Iran, Venezuela, Syria và Ukraine. Tuy nhiên, không có thỏa thuận hay kế hoạch mới nào cho cuộc gặp tiếp theo giữa hai nhà lãnh đạo được công bố.

Mặc dù thiếu kết quả cụ thể từ cuộc gặp Trump-Putin, Moscow không tỏ ra nản lòng. Phần lớn các bình luận của Nga sau cuộc họp nhấn mạnh rằng các cuộc họp tương tự như ở Osaka sẽ sớm mang lại kết quả rõ ràng.

Theo Giáo sư Dmitry Suslov từ Trường Kinh tế Cấp cao, Moscow tự tin rằng nếu tiếp tục hướng đi của mình, một lúc nào đó Washington sẽ đáp ứng.

"Tôi không nghĩ Nga sẽ cân nhắc về lập trường cứng rắn của mình; Họ chắc chắn sẽ không thực hiện bất kỳ nhượng bộ nào", ông nói. "Nga sẽ chỉ đợi cho đến khi Mỹ bắt đầu thay đổi chính sách đối với Nga".

Suslov gọi cách tiếp cận này là "sự kiên nhẫn chiến lược".

Chiến lược Putin: Chờ ngày Trung Quốc lớn mạnh, Mỹ tự khắc quay về vòng tay Nga? - Ảnh 2.

Nga đang chờ đợi sự phân cực trong nền chính trị Mỹ lắng xuống.

Đầu năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Ryabkov, đã mô tả chính sách của Moscow đối với Washington là sự kiên nhẫn chiến lược.

Ông tuyên bố rằng chính người Mỹ đã từng sử dụng thuật ngữ "sự kiên nhẫn chiến lược" và điều này nên được Moscow theo đuổi trong mối quan hệ với Washington trong tương lai gần.

Thuật ngữ "sự kiên nhẫn chiến lược" thường được sử dụng để mô tả cách tiếp cận của chính quyền Barack Obama đối với Triều Tiên. Theo chính sách này, Washington sẽ tránh leo thang chống lại Bình Nhưỡng, nhưng cũng không đưa ra bất kỳ sự nhượng bộ nào trừ khi Triều Tiên thực hiện động thái đầu tiên.

Theo chuyên gia Suslov, cách tiếp cận kiên nhẫn chiến lược của người Nga dựa trên hai giả định. Đầu tiên, sự phân cực chính trị bên trong nước Mỹ cuối cùng sẽ lắng xuống. Một khi có sự đồng thuận mới xuất hiện ở Mỹ, Phòng Bầu dục sẽ dễ dàng theo đuổi việc bình thường hóa quan hệ với Nga.

Thứ hai, Mỹ sẽ nhận ra trong vòng 5 đến 10 năm tới, họ không thể đồng thời đối đầu với cả Trung Quốc và Nga. Sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh sẽ khuyến khích Mỹ đi theo con đường tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn với Nga.

Nga có kế hoạch làm gì cho đến khi sự thay đổi đó xảy ra? Giáo sư Suslov giải thích rằng mục tiêu chính của Nga hiện nay là kiểm soát mọi thiệt hại.

"Điều cần thiết là chúng tôi sẽ hợp tác với Mỹ để kiểm soát mọi cuộc xung đột và ngăn chặn một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp. Để làm điều đó, điều quan trọng là phải thảo luận các câu hỏi về sự ổn định chiến lược và xung đột khu vực", ông cho biết.

Đối với trường hợp châu Âu, có một số dấu hiệu cho thấy kế hoạch "sự kiên nhẫn chiến lược" của Moscow đang mang lại một số cổ tức.

Tuần trước, Hiệp hội Nghị viện của Hội đồng Châu Âu (PACE) đã bỏ phiếu khôi phục tư cách thành viên của Nga mà không cần bất kỳ sự nhượng bộ nào từ phía Điện Kremlin. Nga đã bị đình chỉ khỏi tổ chức này sau khi sáp nhập Crimea năm 2014.

Khi mùa bầu cử năm 2020 nóng lên, Washington hoàn toàn không có khả năng theo đuổi bất kỳ sự tiếp cận đáng kể nào đối với Nga. Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội đều nhìn Điện Kremlin với ánh mắt nghi ngờ và thái độ của công chúng không thực sự tích cực.

Tuy nhiên, Moscow đang đặt cược rằng, một ngày nào đó Washington sẽ thay đổi suy nghĩ về Nga. Tất cả những gì họ làm lúc này là giữ cho cánh cửa mở và chờ đợi, tờ National Interest nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại