Biết Bắc Kinh không đe dọa suông, Mỹ cuống cuồng tìm lối thoát: Quyết tâm "đoạn tuyệt" TQ?

Tất Đạt |

Đứng trước nguy cơ Bắc Kinh biến lời đe dọa thành hiện thực, Mỹ bắt đầu tìm cách giải quyết sự thiếu hụt một trong những nguyên liệu quan trọng nhất trong lĩnh vực quốc phòng.

Khó khăn khi cắt nguồn cung Trung Quốc

Theo phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Bộ, Quốc phòng Mỹ đang huy động những nguồn vốn liên bang để thúc đẩy hoạt động sản xuất đất hiếm và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Hiện tại, yêu cầu của Lầu Năm Góc đã được lên bản thảo và gửi tới Nhà Trắng để trình trước Quốc hội.

Đất hiếm là nhóm 17 nguyên tố hóa học được sử dụng trong các sản phẩm dân dụng, từ điện thoại iPhone tới xe ô tô điện, và có những ứng dụng đặc biệt quan trọng cho quân sự, bao gồm động cơ máy bay, vệ tinh và công nghệ laser.

Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm dấy lên quan ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng lợi thế là nhà cung cấp đất hiếm lớn để làm chiêu bài mới trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Từ năm 2004 tới năm 2017, Trung Quốc chiếm tới 80% lượng đất hiếm nhập khẩu vào Mỹ. Hầu như không có nhà cung cấp nào có thể cạnh tranh được với Trung Quốc, quốc gia có tới 37% trữ lượng đất hiếm trên thế giới.

Biết Bắc Kinh không đe dọa suông, Mỹ cuống cuồng tìm lối thoát: Quyết tâm đoạn tuyệt TQ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: AFP

 "Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục làm việc với tổng thống Trump, Quốc hội và các ngành công nghiệp của Mỹ để tăng cường tính cạnh tranh của Mỹ trên thị trường khoáng sản thế giới," Lầu Năm Góc trả lời Reuters.

Hiện tại, chưa có chi tiết nào được đưa ra, nhưng dường như Mỹ sẽ đẩy mạnh khai thác đất hiếm thông qua các mục tiêu kinh tế được định sẵn.

Mặc dù Trung Quốc chưa thực sự tuyên bố sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu đất hiếm tới Mỹ, nhưng truyền thông nước này đã gửi những hàm ý mạnh mẽ rằng việc cấm đất hiếm sẽ sớm xảy ra.

Trong một bài bình luận có tựa đề "Mỹ, đừng đánh giá thấp khả năng Trung Quốc sẽ trả đũa", tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng Mỹ đã có sự phụ thuộc "không thoải mái" đối với đất hiếm của Trung Quốc.

"Vậy đất hiếm có trở thành vũ khí để Trung Quốc đáp trả lại những áp lực mà Mỹ gây ra hay không? Câu trả lời có lẽ đã rõ ràng," tờ báo viết.

Quan ngại tăng cao

John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn, cho biết nguy cơ Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm đang gia tăng.

Lầu Năm Góc đã thường xuyên cảnh báo về sự phụ thuộc của Mỹ đối với đất hiếm Trung Quốc. Bản báo cáo mới nhất là báo cáo khoáng sản có tên Đạo luật Sản xuất Quốc phòng III về đất hiếm.

John Luddy, phó chủ tịch chính sách an ninh quốc gia tại Hiệp hội Công nghiệp Hàng không Vũ trụ, cho biết tài trợ của chính phủ Mỹ có thể được sử dụng để tăng cường sản xuất, tăng khả năng xử lý và dự trữ các nguồn cung cấp đất hiếm quan trọng. Washington cũng đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo quỹ chính phủ để thực hiện những cuộc phóng vệ tinh tình báo và quân sự đặc biệt.

Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng 1% lượng đất hiếm ở Mỹ, còn nhu cầu của Mỹ chiếm khoảng 9% nhu cầu đất hiếm toàn cầu, theo báo cáo năm 2016 của Văn phòng Giải trình Chính phủ Mỹ.

Các công ty Raytheon Co, Lockheed Martin Corp và BAE Systems đều chế tạo tên lửa tinh vi sử dụng đất hiếm trong các hệ thống dẫn đường và cảm biến.

Mỏ Mountain Pass vùng núi California là cơ sở sản xuất đất hiếm duy nhất của Mỹ.

Nhưng hàng năm, công ty MP Materials, chủ sở hữu của Moutain Pass, phải chở khoảng 50.000 tấn đất hiếm từ California tới Trung Quốc để xử lí và tinh chế.

Ít nhất 3 công ty Mỹ đang xây dựng hoặc đang lên kế hoạch cho những nhà máy xử lí đất hiếm. Một trong số đó dự tính sẽ đi vào hoạt động vào năm tới ở gần mỏ Moutain Pass. Dự tính mỗi năm, nhà máy này sẽ sản xuất khoảng 5.000 tấn hai loại đất hiếm phổ biến nhất.

Hai nhà máy còn lại sớm nhất phải tới năm 2022 mới đi vào hoạt động, một nguồn tin cho hay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại