'Công chúa cô đơn nhất thế giới' giữa lựa chọn thân phận hoàng gia hay từ bỏ vị thế để có tình yêu đời mình

Thùy Linh |

Công chúa Nhật Bản Aiko đang phải đối mặt với một tương lai thực sự đau lòng - trở thành một nhân vật hoàng gia nhưng sẽ không bao giờ được đăng cơ làm hoàng hậu hay tự tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình mà mất đi cuộc sống của một công chúa.

Đất nước Nhật Bản ngày 1/5 tưng bừng chào đón triều đại mới khi tân Nhật hoàng Naruhito (59 tuổi) chính thức lên ngôi, bắt đầu triều đại mới mang tên Lệnh Hòa. 

Theo quy định của hoàng gia Nhật Bản, chỉ có nam giới mới được tham dự nghi lễ đăng cơ, phụ nữ hoàng gia, bao gồm cả hoàng hậu Masako và công chúa Aiko đều không được phép tham dự.

Hiện tại, nước Nhật vẫn giữ truyền thống quân chủ Á Đông, điều này đồng nghĩa với việc không cho phép phụ nữ lên ngôi (Luật Nội vụ Hoàng gia từ năm 1947), vì vậy người con duy nhất của Nhật hoàng Naruhito, Công chúa Aiko (17 tuổi) không phù hợp để kế thừa ngai vàng.

Chọn vị thế hay tình yêu?

Giờ đây, công chúa Aiko đang phải đối mặt với một tương lai thực sự đau lòng -  trở thành một nhân vật hoàng gia nhưng sẽ không bao giờ được đăng cơ làm hoàng hậu hay tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình mà mất đi cuộc sống của một công chúa.

Công chúa cô đơn nhất thế giới giữa lựa chọn thân phận hoàng gia hay từ bỏ vị thế để có tình yêu đời mình - Ảnh 1.

Công chúa Aiko (17 tuổi).

Tuy sống trong nhung lụa từ nhỏ, nhưng công chúa Aiko luôn chịu sự dạy bảo nghiêm khắc của gia đình hoàng gia Nhật Bản.

Khi lên 8 tuổi, công chúa Aiko được cho học tại trường tiểu học Gakushuin, trường học nằm trong hệ thống dành cho con cháu của những gia đình quý tộc. 

Mong muốn con gái mình có cuộc sống học sinh bình thường như bao bạn cùng trang lứa, Thái tử Naruhito quyết định không đưa công chúa Aiko đến tận cổng trường. 

Thay vào đó, xe chỉ dừng ở khu vực gần trường rồi công chúa sẽ tự phải đi bộ vào lớp.

Ngoài ra, công chúa Aiko cũng không hề có bất kỳ đặc quyền nào trong trường mà vẫn phải tham gia các hoạt động của trường cùng áp lực thi cử như bao bạn bè cùng tuổi. 

Đến khi học trung học, Aiko được mẹ nấu ăn và đem cơm đi học theo quy định chung của nhà trường.

Công chúa cô đơn nhất thế giới giữa lựa chọn thân phận hoàng gia hay từ bỏ vị thế để có tình yêu đời mình - Ảnh 2.

Công chúa Aiko cùng Nhật hoàng Naruhito and Hoàng hậu Masako.

Năm 2010, sau khi Aiko trở về từ trường và nói rằng mình bị đau bụng và tỏ ra lo sợ, uỷ ban bảo vệ Hoàng gia Nhật đã tiến hành điều tra vụ việc thì biết rằng công chúa bị các bạn học nam bắt nạt và đối xử bạo lực. 

Thời điểm đó, sự việc này đã khiến người dân Nhật vô cùng hoang mang. Tuy nhiên, Hiệu trường trường Gakushuin cho biết: "Có 2 cậu bé (vô tình) va chạm với Aiko khiến cô bé hoảng sợ".

Vào tháng 10 năm 2016, đã có nhiều lo lắng hơn về công chúa khi cô nghỉ học gần hai tháng vì một căn bệnh không xác định. 

Các quan chức của Hoàng gia Nhật xác nhận rằng việc tập luyện cho một sự kiện điền kinh khiến Aiko gặp các vấn đề dạ dày và chóng mặt.

Chỉ 2 tháng sau, khi những bức ảnh chính thức được tung ra để đánh dấu sinh nhật lần thứ 15 của công chúa Aiko, người dân Nhật Bản không khỏi lo lắng trước thân hình gầy gò ốm yếu của cô. 

Nhiều người suy đoán rằng công chúa Aiko không chỉ đối mặt với áp lực học hành trên trường mà trong gia đình cô cũng đã phải chịu nhiều sự căng thẳng.

Công chúa cô đơn nhất thế giới giữa lựa chọn thân phận hoàng gia hay từ bỏ vị thế để có tình yêu đời mình - Ảnh 3.

Hình ảnh Công chúa Aiko gầy gò vào dịp sinh nhật thứ 15.

Công chúa cô đơn nhất thế giới giữa lựa chọn thân phận hoàng gia hay từ bỏ vị thế để có tình yêu đời mình - Ảnh 4.

Hình ảnh Công chúa Aiko gầy gò vào dịp sinh nhật thứ 15.

Phụ nữ không thể lên ngôi

Trong những năm gần đây, đã có những lời kêu gọi cải cách luật, trong đó cho phép các nữ vương có quyền cai trị và các nữ hoàng hoàng gia kết hôn với người ngoài giới quý tộc, điều tương tự trong chế độ quân chủ ở Anh và Hà Lan.

Hiện tại chỉ có 3 người thừa kế ngai vàng, bao gồm em trai của Hoàng đế Naruhito, Hoàng thân Akishino, 53 tuổi, con trai của ông là Công tước Hisahito, 12 tuổi và chú của Hoàng đế  - Hoàng thất Hitachi, 83 tuổi. 

Thực tế này khiến các chuyên gia gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng dòng dõi hoàng gia có thể biến mất hoàn toàn nếu Luật Hoàng gia không được sửa đổi.

Trong một cuộc thăm dò gần đây, 84% người Nhật cho biết họ sẽ ủng hộ phụ nữ trở thành người kế vị ngai vàng. 

"Tại sao Công chúa Aiko không thể lên ngôi như Nữ hoàng Elizabeth trong chế độ quân chủ Anh? Nếu chỉ vì cô ấy là một cô gái thì tôi nghĩ nó không phù hợp với thời đại hiện nay", AFP dẫn lời Mizuho (30 tuổi) cho hay.

Tuy nhận được sự ủng hộ đông đảo từ người dân, nhưng việc cho phép phụ nữ cai trị có vẻ xa vời, nhất là trong bối cảnh vai trò của phụ nữ tại Nhật Bản vẫn chưa thực sự được coi trọng. 

Điều này được thể hiện qua tỷ lệ 10% các chính trị gia tại Hạ viện Nhật Bản là nữ, đây cũng là tỷ lệ chênh lệch giới tính khá cao tại một cơ quan lập pháp của một quốc gia.

Năm 2005, một hội đồng chuyên gia kêu gọi công nhận sự kế vị mẫu hệ, cũng như việc sửa đổi luật pháp để cho phép con đầu tiên của Nhật hoàng lên ngôi, bất kể giới tính nam hay nữ. 

Tuy nhiên, đề xuất trên bị trì hoãn với sự ra đời của Hoàng tử Hisahito vào năm 2006, thành viên nam đầu tiên của gia đình hoàng gia sinh ra trong gần 41 năm qua.

Hiện Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phản đối việc cho phép phụ nữ cai trị bởi ông tin rằng vì ngai vàng đã liên tục được truyền qua nam giới hàng nghìn năm nay, và nó sẽ tiếp tục như vậy cho phép phụ nữ cai trị thì cơ hội cải cách cụ thể có vẻ xa vời, nhất là trong bối cảnh, vai trò của phụ nữ tại Nhật Bản vẫn chưa thực sự được coi trọng.

Chỉ 10% các chính trị gia tại Hạ viện Nhật Bản là nữ, theo dữ liệu công bố đầu năm nay - đây cũng là tỷ lệ chênh lệch giới tính khá cao tại một cơ quan lập pháp của một quốc gia.

Quan niệm coi trọng vai trò của nam giới hơn nữ giới vẫn khá phổ biến tại Nhật Bản.

Công chúa cô đơn nhất thế giới giữa lựa chọn thân phận hoàng gia hay từ bỏ vị thế để có tình yêu đời mình - Ảnh 5.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Những nàng công chúa bỏ thân phận hoàng gia để sống như người bình thường

Trước đó, ngày 15/11/2005, công chúa Sayako, con gái duy nhất của Nhật hoàng Akihito lúc bấy giờ đã lên xe hoa, sánh duyên cùng kỹ sư quy hoạch đô thị Yoshiki Kuroda, 40 tuổi, làm việc tại tòa thị chính Tokyo. 

Điều này đồng nghĩa với việc cô chấp nhận từ bỏ danh hiệu công chúa cùng cuộc sống trong Hoàng gia để sống trong một căn hộ bình thường.

Được biết tham dự lễ cưới chỉ với sự góp mặt của vỏn vẹn 30 người. 1,3 triệu bảng là số tiền Sayako nhận được làm của hồi môn, tức một phần nhỏ trong số 288 triệu bảng mà gia đình hoàng gia chi tiêu mỗi năm. 

Để chuẩn bị cho cuộc sống mới như một thường dân, Sayako được dạy cách lái xe và được đưa đến siêu thị để dạy cách mua sắm.

Công chúa cô đơn nhất thế giới giữa lựa chọn thân phận hoàng gia hay từ bỏ vị thế để có tình yêu đời mình - Ảnh 6.

Công chúa Sayako chấp nhận từ bỏ cuộc sống giàu sang trong cung điện để chạy theo chàng trai mồ côi khiến nước Nhật nể phục.

Hồi tháng 10/2018, Quận chúa Ayako, cháu gái họ của Nhật hoàng Akihito lúc bấy giờ cũng đánh mất danh hiệu và đặc quyền của mình sau khi kết hôn với bạn trai Kei Moraya, người làm việc cho một công ty vận chuyển.

Công chúa cô đơn nhất thế giới giữa lựa chọn thân phận hoàng gia hay từ bỏ vị thế để có tình yêu đời mình - Ảnh 7.

Hôn lễ của Quận chúa Ayako, cháu gái họ của Nhật hoàng Akihito lúc bấy giờ và chú rể Kei Moraya.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại