Đặc điểm nhiều người lầm tưởng nhất về Kim tự tháp Giza: Chỉ có 4 mặt?

Cẩm Mai |

Đã qua hơn 4.500 năm, đại kim tự tháp Giza vẫn được coi là công trình kiến trúc kỳ lạ bậc nhất của thế giới cổ đại hiện hữu trên hành tinh.

Đại kim tự tháp Giza là kỳ quan duy nhất trong 7 kỳ quan cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Hơn nữa, công trình đồ sộ này còn cho thấy trình độ xây dựng tiên tiến vượt thời gian, mà cho đến nay nhân loại vẫn không thể xây dựng được công trình hoành tráng như thế.

Bài viết này sẽ nêu ra những yếu tố làm cho Đại kim tự tháp Giza trở nên công trình kiến trúc vĩ đại vượt thời gian.

1/ Đại kim tự tháp Giza là công trình được căn chỉnh chính xác nhất hành tinh, hướng về phía bắc chỉ dung sai 3/60 độ và được đặt đúng tâm của Trái Đất.

2/ Nơi vĩ tuyến đông/tây đi qua và kinh tuyến bắc/nam đi qua giao nhau ở 2 nơi trên bề mặt hành tinh: Một là trong đại dương và hai là tại vị trí Đại kim tự tháp Giza.

3/ Đại kim tự tháp Giza là kim tự tháp lớn nhất tại cao nguyên Giza, cũng là kim tự tháp 8 mặt duy nhất trên hành tinh.

Đặc điểm nhiều người lầm tưởng nhất về Kim tự tháp Giza: Chỉ có 4 mặt? - Ảnh 1.

 4/ Bốn mặt của kim tự tháp hơi lõm, khiến nó trở thành kim tự tháp duy nhất được xây dựng theo kiểu này.

5/ Đại kim tự tháp Giza là kim tự tháp duy nhất ở Ai Cập được xây dựng có các lối đi lên xuống bên trong.

6/ Đại kim tự tháp Giza tỏa sáng như ngôi sao bởi nó được phủ bằng đá vôi có độ bóng cao. Vì thế, Ai Cập cổ đại đặt tên Ikhet cho nó, nghĩa là Ánh sáng Vinh quang.

Đặc điểm nhiều người lầm tưởng nhất về Kim tự tháp Giza: Chỉ có 4 mặt? - Ảnh 2.

7/ Đại kim tự tháp Giza là cội nguồn của những câu chuyện bí ẩn đáng kinh ngạc. Khi người Ả Rập vào tháp lần đầu tiên trong năm 820 sau CN, họ chỉ thấy cái quách đá granit rỗng trong phòng của vua.

Đặc điểm nhiều người lầm tưởng nhất về Kim tự tháp Giza: Chỉ có 4 mặt? - Ảnh 3.

Cận cảnh mặt bên ngoài Đại kim tự tháp Giza.

8/ Bên ngoài Đại kim tự tháp Giza được bao phủ bằng 144.000 phiến đá được đánh bóng lộn và phẳng với độ chính xác 1/100 inch, dày khoảng 100 inch (inch = 2,5cm) và mỗi phiến đá nặng khoảng 15 tấn.

9/ Một nghiên cứu về cấu trúc xây dựng phát hiện ra rằng Đại kim tự tháp Giza có thể tập trung năng lượng điện từ.

10/ Theo phân tích bầu trời đêm và mô hình máy tính, các nhà nghiên cứu xác định rằng trục phía nam trong phòng của vua ứng với ngôi sao Al Nitak (Zeta Orionis) trong chòm sao Orion, khoảng năm 2450 trước Công nguyên. Thật kỳ lạ, chòm sao Orion tượng trưng cho một trong những vị thần Ai Cập cổ đại nổi tiếng nhất là Osiris.

11/ Lối đi xuống thấp trong Đại kim tự tháp Giza hướng về phía ngôi sao cực Alpha Draconis, khoảng năm 2170-2144 trước Công nguyên.

Nguồn bài và ảnh: Curiosmos

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại