Bí mật kim tự tháp đỏ ở Ai Cập: Sau 141 năm mới giải mã được một phần

Cẩm Mai |

Kim tự tháp đỏ ở Ai Cập lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1839. Công trình này nằm ở Dahshur, cách Cairo 40km về phía nam.

Kim tự tháp đỏ do Pharaoh Sneferu (mất năm 2589 Trước CN), triều đại thứ 4 xây dựng. Lớp bên trong kim tự tháp được xây bằng đá đỏ nên gọi tên là kim tự tháp đỏ. Vào thời điểm xây dựng kim tự tháp, nó là công trình cao nhất.

Bí mật kim tự tháp đỏ ở Ai Cập: Sau 141 năm mới giải mã được một phần - Ảnh 1.

Kim tự tháp đỏ.

Kim tự tháp đỏ được xây dựng trong triều đại Pharaoh Sneferu để làm hầm mộ pharaoh, nằm cách kim tự tháp cong 1km về phía bắc. Nó được xây dựng cùng góc 43 độ với phần đầu của kim tự tháp cong. 

Bề mặt kim tự tháp cũng phẳng như những kim tự tháp khác. Các nhà khảo cổ suy đoán rằng, ban đầu người xưa định xây 2 kim tự tháp cho Pharaoh Sneferu.

Bí mật kim tự tháp đỏ ở Ai Cập: Sau 141 năm mới giải mã được một phần - Ảnh 2.

Kim tự tháp Meidum.

Kim tự tháp đầu tiên, tức kim tự tháp Meidum, đã sụp đổ trong thời cổ đại. Kim tự tháp thứ hai là kim tự tháp cong, có góc nghiêng từ 54 ° đến 43 ° ở giữa công trình. 

Bí mật kim tự tháp đỏ ở Ai Cập: Sau 141 năm mới giải mã được một phần - Ảnh 3.

Kim tự tháp cong.

Ông Perring, người Anh, lần đầu tiên khám phá kim tự tháp đỏ vào năm 1839. Ông đã thực hiện các phép đo đầu tiên và khai thông mở lối vào các phòng bên trong.

Một số nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và khai quật khu vực này, nhưng mãi đến năm 1980, sau 141 năm, các nhà khảo cổ người Đức, do R. Stadelmann dẫn đầu, mới thực hiện nghiên cứu chi tiết được công trình này.

Nhờ đó, mới biết cụ thể: Kim tự tháp đỏ có niên đại từ năm 2582 trước CN. Kim tự tháp đỏ có cửa vào nằm ở phía Bắc, đi vào 3 phòng bên trong.

Lối vào dẫn đến hành lang thấp dần, chỉ cao 1,2 m và dốc. Đi sâu vào hơn 60 m, hành lang xoay nằm ngang dài 7m, dẫn đến phòng đầu tiên.

Bí mật kim tự tháp đỏ ở Ai Cập: Sau 141 năm mới giải mã được một phần - Ảnh 5.

Khu vực hàng lang của kim tự tháp đỏ.

Phòng này có nền móng hình chữ nhật diện tích 8,36 × 3,65 m với trần vòm cao khoảng 12,3 m. Trên bức tường đối diện là lối vào phòng thứ hai cùng diện tích, nhưng nằm hướng về phía tây hơn so với phòng trước. Vị trí này làm phòng thứ 2 nằm ngay dưới trục trung tâm của kim tự tháp.

Phòng thứ ba có lối đi thông qua phần trên của bức tường đối diện của phòng thứ hai. Nên có thể nói rằng: Kim tự tháp đỏ được xây dựng định hướng từ đông sang tây, không giống như trước đây là từ bắc xuống nam. 

Trong các phòng đều không có quan tài đá nào. Trong phòng thứ ba còn lại có hài cốt người đàn ông, có thể thuộc về Pharaoh Sneferu, nhưng không có đủ bằng chứng rõ ràng để khẳng định điều đó.

Một số nhà khảo cổ học nghĩ rằng pharaoh đã được chôn cất trong căn phòng cuối cùng này, nhưng đã bị bọn trộm mộ mạo phạm. 

Họ chỉ tìm thấy chiếc quách bằng gỗ chứa xác ướp vua. Kẻ trộm đã đốt quan tài mà không thấy báu vật nào. Trên hài cốt và trong phòng còn dấu vết rõ bị cháy.

Trước đây, nhóm nhà nghiên cứu người Đức đã phát hiện ra kim tự tháp đỏ được xây bao bọc đỉnh bằng đá, mặc dù đã bị đổ vỡ thành nhiều mảnh, nhưng có thể trùng tu lại.

Đỉnh kim tự tháp là một mảnh đá vôi Tura dài 1,57 m, nghiêng nhiều hơn so với kim tự tháp và là dấu tích duy nhất của Vương quốc cũ.

Nguồn bài và ảnh: Historical Eve

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại