Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền sau Cách mạng tháng 8

B.T sưu tầm, SGK Sử 9 |

Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp vẫn chưa chịu bỏ qua “xứ An Nam thuộc địa”. Nhân dân Nam Bộ phải tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Cả nước tích cực đấu tranh bảo vệ chính quyền nhân dân.

Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

Được sự giúp đỡ của quân Anh, đêm 22 rạng sáng 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ va cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

Quân và dân Sài Gòn - Chợ Lớn anh dũng đánh trả quân xâm lược bằng mọi hình thức và mọi thứ vũ khí, triệt nguồn tiếp tế của địch trong thành phố, tổng bãi công, bãi thị, bãi khóa, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên khắp đường phố. Mọi loạt nhà máy, kho tàng của địch ở Sài Gòn bị đánh phá. Điện, nước bị cắt. Các chiến sĩ lực lượng vũ trang của ta đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt chày tàu Pháp vừa cập bến Sai Gòn, phá Khám lớn, v.v..

Đầu tháng 10 - 1945, tướng Lơ-clec đến Sài Gòn cùng nhiều đơn vị bộ binh và xe bọc thép mới từ Pháp sang tăng viện. Có sự hỗ trợ của Anh và Nhật, quân Pháp phá vòng vây xung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Trung ương Đảng, Chính phù và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp muốn mở rộng chiến tranh ra cả nước. Hàng vạn thanh niên nô nức lên đường nhập ngũ. Nhân dân Bắc Bộ, Trung Bộ thường xuyên tổ chức quyên góp tiền bạc, quần áo, thuốc men... ủng hộ đồng bào Nam Bộ.

Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng

Trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ngày càng ác liệt, nhân dân ta vẫn phải đối phó với âm mưu và hành động chống phá của 20 vạn quân Tưởng cùng bè lũ tay sai.

Quân Tưởng đã sử dụng bọn Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong. Dựa vào quân Tưởng, chúng đòi ta phải cải tổ Chính phủ, gạt những đảng viên cộng sản ra khỏi Chính phủ Lâm thời...

Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng, tại phiên họp đầu tiên, Quốc hội khóa l đồng ý chia cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp chính thức như Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế, Bộ Xã hội; đồng thời nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, nhận tiêu tiền "quan kim" và "quốc tệ".

Mặt khác, Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ những phần tử chống đối lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; lập toà án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng v.v...

Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra miền Bắc để thôn tính cả nước ta. Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của nhân dân ta, thực dân Pháp kí với Chính phủ Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 2 - 1946). 

Theo Hiệp ước này, quân Tưởng được Pháp trả lại một số quyền lợi trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hoá qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế. Ngược lại, Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.

Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán với Pháp, tạm hoà hoãn với chúng để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền sau Cách mạng tháng 8 - Ảnh 1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp ký Tạm ước Việt – Pháp năm 1946

Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hoà kí với đại diện Chính phủ Pháp là Xanh-tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946).

Theo hiệp định này, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân dội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm; hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chinh thức ở Pa-ri.

Nhưng sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập Chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Do sự đấu tranh kiên quyết của ta, cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ được tổ chức tại Phông-ten-nơ-blô - nước Pháp. 

Nhưng cuộc đàm phán đã thất bại. Trong khi đó, tại Đông Dương, quân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích. Quan hệ Việt - Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.

Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhất định sẻ bùng nổ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại