Triều đình nhu nhược, nhân dân các tỉnh tự đứng lên chống Pháp

B.T sưu tầm, SGK Sử 8 |

Nhân dân khắp nơi nổi lên khởi nghĩa, kháng chiến lan rộng từ Đà Nẵng đến các tỉnh miền Tây Nam Kỳ.

Kháng chiến ở Đà Nẳng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Hành động xâm lược của Pháp đã khiến cho nhân dân ta căm phẫn. Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc.

Nãm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-rãng (Hi vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ Đông (10 - 12 - 1861).

Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm địch thất điên bát đảo.

Được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái. Truơng Định không những không họ vũ khí theo lệnh triều đinh mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Nghĩa quân theo ông rất đông.

Để dập tắt cuộc khởi nghĩa này, tháng 2 -1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công). Sau ba ngày chiến đấu liên tục. nghĩa quân rút lui, rồl về căn cứ Tân Phước. Được tay sai dẫn đường, quân địch mở cuộc tấn công bất ngở. Bị thương nặng, Trương Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết (20-8-1864).

Mặc dù bị tổn thất, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục. Trương Quyền (con trai Trương Định) đưa một bộ phận nghĩa quân lên Tây Ninh phối hợp với người Cam-pu-chia chống Pháp. Bộ phận cỏn lại chia thành các nhóm nhỏ, tỏa đi xây dựng các căn cứ khác.

Triều đình nhu nhược, nhân dân các tỉnh tự đứng lên chống Pháp - Ảnh 1.

Trương Định nhận phong soái

Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5 - 6 - 1862), triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngàv 20 đến ngày 24 - 6 - 1867, quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.

Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khỏi nghĩa ở khắp nơí.

Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh. Rạch Gía, Hà Tiên với những lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân... 

Trong số đó, nhiều ngưòl thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc; lại có người dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đỉnh Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Vân Trị...

Triều đình nhu nhược, nhân dân các tỉnh tự đứng lên chống Pháp - Ảnh 3.

Lược đồ những địa điểm nổ ra khỏi nghĩa ở Nam Ki (1860 - 1875)

Nguyễn Hữu Huân đã hai lần bị giặc bắt. Được thả ra, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị giặc đưa đi hành hình, ông vân ung dung làm thơ. Nguyễn Trung Trục

trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khẳng khái nói : "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".

Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 8, tr. 114-115-116.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại