Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không?

Minh Hà |

Các gia đình cần phải thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo về trời trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (âm lịch). Vấn đề là liệu cúng ông Công ông Táo vào ngày 22 tháng Chạp có được không?

Theo quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người trong gia đình.

Hàng ngày ông Công ông Táo sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ, để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng. Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Cúng ông công ông táo trước ngày 23 được không? - Ảnh 1.

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời luôn được tiến hành trọng thể. Các gia đình chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp từ rất nhiều ngày trước, để đảm bảo không một sai sót nào xảy ra. Và vì thế, thời gian cúng ông Công ông Táo rất quan trọng.

Thông thường, lễ cúng Táo quân được thực hiện trước 12 giờ trưa (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian là đến 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là hạn chót các Táo về trời. Táo được tiễn sớm quá cũng được nhưng các gia đình rất hãn hữu làm như vậy vì cho rằng tiễn Táo sớm quá khiến Táo phải chờ đợi Thiên đình mở cửa để đón Táo.

Vì vậy, lễ cúng ông Công ông Táo có thể được thực hiện từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9 - 11 giờ.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ, tốn kém nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.

Trong đó, mâm cơm cúng các gia đình có thể làm các món ăn truyền thống của người Việt như: xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu nâm, măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép.

Lễ vật cúng ông Táo đầu tiên là ba chiếc mũ giấy. Trong đó, hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công ông Táo (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Sau khi kết thúc lễ cúng ông Công ông Táo, các gia đình tiến hành hóa vàng mã và mang cá chép thả xuống sông hồ. Việc thả cá chép ngoài việc cung cấp "phương tiện" cho ông Táo lên trời còn mang ý nghĩa phóng sinh, hướng thiện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại