Nhà báo Saudi mất tích: Hai kịch bản đối chọi và bất ngờ Syria

Minh Đức |

Kênh CNN nhận định, liên quan tới vụ mất tích bí ẩn của nhà báo người Arab Saudi Jamal Khashoggi, hiện có hai phiên bản không trùng lặp, với các cách giải thích khác nhau.

Thông qua những nguồn hé lộ tin không chính thức, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một kịch bản mà theo đó, phóng viên tờ The Washington Post xuất hiện tại lãnh sự quán Saudi tại Istanbul và bị sát hại.

Các quan chức Thổ đã trao bằng chứng video và ghi âm về vụ tấn công cho các cơ quan tình báo phương tây; cùng lúc, những thông tin miêu tả cũng đã được cung cấp cho các hãng thông tấn lớn của thế giới.

Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỹ, bằng chứng trên thu được từ chiếc đồng hồ thông minh Apple của Khashoggi – tuy nhiên về mặt kỹ thuật, điều này gần như là không thể. Một số người chỉ ra, đây có thể là lý do ngụy trang, bởi vì thực chất đã có tình báo của Thổ Nhĩ Kỳ cài cắm trong lãnh sự quán của Saudi lúc đó.

Tuy nhiên, phiên bản của Arab Saudi dường như lại quá hoàn hảo. Nó được thống nhất từ Riyadh (thủ đô của Arab Saudi) tới Abu Dhabi (thủ đô của UAE).

... hậu quả của việc biến Arab Saudi thành mục tiêu chính trị, sẽ rất thảm khốc cho những người đã châm ngòi nó.

Anwar Gargash

Khashoggi không phải bị sát hạt. Thay vào đó, đây là một kịch bản được dàn dựng kỹ lưỡng bởi các đối thủ của Arab Saudi, nhằm phá hoại hình ảnh và danh tiếng của Vương quốc này.

Một thông cáo được phát đi thông qua hãng thông tấn quốc gia SPA đã trích dẫn lời Hoàng tử Abdulaziz bin Saud bin Naif bin Abdulaziz – cũng đồng thời là Bộ trưởng Nội vụ Arab Saudi. Trong đó, ông "xác nhận Arab Saudi lên án và bác bỏ các cáo buộc sai trái hiện một số hãng truyền thông đang đưa tới việc công dân Saui Jamal Khashoggi biến mất. Các thông tin về ‘mệnh lệnh giết ông Khashoggi’ là giả dối và vô căn cứ nhằm chống lại chính phủ Vương quốc", thông cáo nhấn mạnh.

Bộ trưởng Ngoại giao UAE Anwar Gargash, cũng bày tỏ ý kiến bằng cách đưa ra lời đe dọa cứng rắn trên tài khoản Twitter của mình: "Cần phải cho thấy được tính thực tế của khía cạnh con người trong tình huống này, khi mà hậu quả của việc biến Arab Saudi thành mục tiêu chính trị, sẽ rất thảm khốc cho những người đã châm ngòi nó".

Theo một số chuyên gia và nhà bình luận thuộc các tổ chức, cơ quan truyền thông do Saudi sở hữu, hoặc thân với Saudi, những người đã "châm ngòi" vụ việc trên là Tổ chức Huynh đệ Hôi giáo và Qatar, còn thêm cả chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cho rằng, đây chính là những đối tượng phía sau cáo buộc mà Hoàng tử Abdulaziz gọi là "dối trá và vô căn cứ".

"Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo đã bị bóc trần khi gia đình nhà báo Saudi tái xác nhận, họ tin tưởng vào các biện pháp đang được chính phủ Saudi thực hiện", cây bút bình luận Nader al-Enizi của trang tin tức Al-Arabiya viết.

Trước đó, trang Al-Arabiya dẫn lời một luật sư đại diện cho gia đình Khashoggi cho biết, họ đặt niềm tin hoàn toàn vào cuộc điều tra của chính quyền Saudi trước việc Khashoggi đột ngột mất tích.

Qatar hiện vẫn đang chịu những cấm vận của Arab Saudi và UAE sau khi bị cáo buộc là ủng hộ cho các nhóm cực đoan, bao gồm cả Huynh đệ Hồi giáo; cũng như cung cấp tài chính cho hãng thông tấn Al Jazeera, vốn bị các nước Vùng Vịnh khác coi là cơ quan truyền thông của Huynh đệ Hồi giáo.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện sự "chung vai" với Arab Saudi, và từng chỉ trích các tuyên bố của Arab Saudi trong vai trò một lực lượng Hồi giáo ôn hoà.

Như vậy đang có một mâu thuẫn rõ rệt trong những biện giải cho sự biến mất của Khashoggi. Hơn tất cả, vụ việc là một nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn cho Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman. Ông chính là tác giả của một chương trình cải cách kinh tế xã hội trong hơn hai năm qua, đã cho phép phụ nữ Saudi lái xe, và người dân nước này có thể tiếp cận được với các rạp chiếu phim và nhiều loại hình giải trí khác.

Thái Mohammed cũng chính là người ra lệnh bắt giữ hơn 200 nhân vật, bao gồm 17 hoàng tử tại Riyadh, trong một chiến dịch "chống tham nhũng" kéo dài nhiều tháng.

Đầu năm nay, những người này được thả sau khi đóng khoản tiền "dàn xếp" trị giá 100 tỷ USD. Được đánh giá là một người có tầm nhìn xa nhưng cũng khá dễ thay đổi, chắc chắn Thái tử Mohammed sẽ có nhiều đối thủ trong và ngoài nước – những người sẵn sàng luôn nghĩ rằng mình có thể làm tốt hơn nếu nắm quyền điều hành đất nước trong tay.

Thay đổi thái độ, Mỹ gây sức ép lên Riyadh

Sau một vài ngày tỏ ra do dự và thận trọng, Washington bất ngờ quyết định gia tăng sức ép lên Riyadh. Phát biểu trước các phóng viên ngày 13/10, Tổng thống Donald Trump tuyên bố, Mỹ sẽ rất không hài lòng, nếu chính quyền Saudi thực sự là nguyên nhân dẫn tới sự biến mất của Khashoggi.

Các thông tin về 'mệnh lệnh giết ông Khashoggi' là giả dối và vô căn cứ nhằm chống lại chính phủ Vương quốc

Hoàng tử Abdulaziz bin Saud bin Naif bin Abdulaziz

Theo cựu Đại sứ Anh tại Syria Peter Ford, có ba lý do giải thích động thái trên của Mỹ.

"Tôi cho rằng bối cảnh ở đây là mối quan hệ Mỹ - Saudi trong những tháng gần đây. Người Mỹ muốn Saudi bỏ thêm tiền cho sự hiện diện của Mỹ tại miền bắc Syria, trong khi đó, Saudi lại rất miễn cưỡng tài trợ cho việc duy trì 30% lãnh thổ Syria, hiện đang nằm trong quyền kiểm soát của Mỹ và đồng minh người Kurd", ông Ford chỉ ra.

Lý do thứ hai là Saudi không sẵn lòng cung cấp thêm dầu mỏ để bù đắp cho khoản thiếu hụt đến từ Iran, do Mỹ áp dụng cấm vận đối với Cộng hòa Hồi giáo. Cuối cùng người Mỹ có thể phật lòng khi thấy Riyadh tỏ ra không "mặn mà" với kế hoạch hòa bình Trung Đông của cố vấn kiêm con rể Tổng thống Mỹ, Jared Kushner.

"Cả nguyên nhân trên đã đủ để Washington hành động", cựu Đại sứ kết luận. Theo ông, sự mất tích của Khashoggi "đã khiến mọi bên liên quan phải chịu rất nhiều áp lực, bao gồm cả Mỹ".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại