Nỗi khổ của phi tần nhà Thanh: Sợ được sủng ái, mệt mỏi chuyện ăn, vui nhất ngày thứ 2 của tháng

Phương An |

Không ít người cho rằng các phi tần sẽ chẳng phải làm gì ngoài việc ăn diện thật đẹp, tô son điểm phấn, đến bữa là ăn nhưng mấy ai hiểu được nỗi khổ của những người sống trong cái lồng sơn son thếp vàng mang tên Tử Cấm Thành.

Trong các bộ phim cung đấu, có lẽ nhiều người nghĩ rằng cuộc sống của phi tần là cuộc sống đáng sống nhất, nhàn nhã nhất bởi họ hầu hết đều xuất thân từ những gia đình danh môn, thông thạo thơ ca, hội họa, giỏi đàn hát, may vá,…

Không chỉ vậy, các vị phi tần cả ngày không phải làm gì, được ăn ngon, mặc đẹp, tới chải tóc, thay đồ cũng có người hầu hạ. Tuy nhiên, mấy ai thấu được nỗi khổ bên trong cái lồng sơn son thếp vàng mang tên Tử Cấm Thành của các phi tần.

Sợ nhất được sủng ái

Có lẽ nhiều người cho rằng điều này thật nực cười bởi còn gì sung sướng và hạnh phúc hơn khi được phu quân, vua yêu thương, sủng ái.

Lúc đó, các phi tần dù có làm sai điều gì nhưng nhờ sự sủng ái của Hoàng đế mà tội lớn hóa nhỏ, tội nhỏ hóa không.

Không chỉ vậy, phi tần khi được vua yêu thích sẽ được vua ban thưởng nhiều thứ đồ tốt; được một số phi tần, cung nữ, thái giám suốt ngày vây quanh nịnh nọt; cơm canh, đồ dùng cũng tốt hơn rất nhiều,…

Tuy nhiên, phía sau sự sủng ái đâu có đơn giản như thế và điều này được thể hiện đầy đủ qua mọi góc cạnh trong bộ phim cung đấu Hậu cung Như Ý truyện.

Trong bộ phim có nhân vật là A Nhược - vốn là cung nữ thân cận của Nhàn Phi - nhưng sau đó, nàng ta đã bán đứng chủ nhân của mình, leo lên long sàng, một bước từ quạ đen hóa thành phượng hoàng, trở thành sủng phi của Càn Long Đế.

Nỗi khổ của phi tần nhà Thanh: Sợ được sủng ái, mệt mỏi chuyện ăn, vui nhất ngày thứ 2 của tháng - Ảnh 1.

Trong Diên Hi công lược, Lệnh Phi Ngụy Anh Lạc được Càn Long vô cùng sủng ái.

Từ khi thoát khỏi kiếp nô tì, con đường thăng tiến của A Nhược nhanh chóng thăng tiến và chẳng mấy chốc được lên tước vị Tần. Khi nhìn ngoài, ai nấy đều cho rằng A Nhược được Càn Long hết mực thương yêu nhưng mấy ai thấu được phía sau sự ân sủng đấy.

Mỗi đêm thị tẩm, A Nhược đều phải quấn chăn, quỳ trên nền đất lạnh, xưng nô tì với Càn Long Đế chứ không phải là thần thiếp như một vị phi tần. Đến hết giờ thị tẩm, A Nhược lại được quấn chăn đưa về cung.

Hay khi nhận được sự ân sủng của vua, vị phi tần đó nghiễm nhiên trở thành cái gai trong mắt của những người khác. Họ bị mọi người ghen tị, nói bóng nói gió, chọc ngoáy và thậm chí là bị bày kế hãm hại.

Chẳng hạn Nhàn Phi trong Hậu cung Như Ý truyện được Càn Long hết mực sủng ái nên nàng bị các phi tần khác liên tiếp bày kế hãm hại, khiến nàng bị đày vào lãnh cung.

Những tưởng chỉ dừng lại ở đây nhưng khi vào lãnh cung, họ vẫn muốn “diệt cỏ tận gốc”, muốn đẩy Nhàn Phi vào chỗ chết mới thôi.

Nỗi khổ của phi tần nhà Thanh: Sợ được sủng ái, mệt mỏi chuyện ăn, vui nhất ngày thứ 2 của tháng - Ảnh 2.

A Nhược bị Càn Long sỉ nhục trong mỗi lần thị tẩm.

Sống trong Tử Cấm Thành với danh nghĩa là phi tử của nhà vua, các vị phi tần đó phải hầu hạ chung một chồng nên xung đột là điều khó tránh khỏi.

Vị phi tần nào may mắn, có chỗ dựa tốt thì may ra được sống tới già, còn không sẽ chết trẻ với muôn vàn lý do trời ơi đất hỡi chẳng hạn như bệnh nặng qua đời, khó sinh, trượt chân mà chết,…

Mệt mỏi nhất chuyện ăn

Tử Cấm Thành là nơi tập trung nhiều cao lương mỹ vị nhất, là nơi quy tụ nhiều vị đầu bếp nổi tiếng nhất, muốn ăn món của vùng miền nào đều có.

Điều này có lẽ không sai nhưng việc ăn uống của các phi tần trong Tử Cấm Thành không hề thoải mái với đủ loại món ăn như bạn nghĩ mà trái lại việc ăn uống còn khá mệt mỏi.

Trong cung cấm, từ cung nữ đến phi tần đều phải tuân theo quy tắc ăn uống trong vòng 8 phút. Nguyên nhân là nếu ăn quá nhiều, các phi tần sẽ dễ bị thừa cân, trở nên xấu xí, không còn được hoàng đế yêu thích nữa.

Thứ hai là do nếu ăn quá nhiều, đồng nghĩa với việc phải đi vệ sinh nhiều. Trong khi đó, cả Tử Cấm Thành rộng lớn lại không có lấy một nhà vệ sinh, các phi tần phải đi vệ sinh vào thùng và điều này khá rắc rối.

Nỗi khổ của phi tần nhà Thanh: Sợ được sủng ái, mệt mỏi chuyện ăn, vui nhất ngày thứ 2 của tháng - Ảnh 3.

Cao Quý Phi trong Diên Hi công lược phải lấy tay che ly rượu khi uống.

Ngoài ra, các phi tần đều không được ăn các loại đồ ăn có mùi như hành, tỏi, cần tây, cá,… bởi ăn những loại thức ăn này sẽ khiến hơi thở có mùi. Nếu hầu hạ hoàng thượng mà chẳng may hơi thở có mùi nhẹ sẽ bị thất sủng, nặng sẽ bị khép vào tội bất kính.

Khi ăn, các phi tần không được ngồi chung bàn với hoàng thượng. Họ ăn uống buộc phải nhỏ nhẹ, không được phát ra tiếng. Khi đưa thức ăn lên miệng hay đưa ly rượu lên miệng cần phải lấy tay kia che miệng.

Bên cạnh đó, các bữa ăn của phi tần trước khi dùng đều phải được xem xét kỹ càng, kiểm tra bằng trâm bạc vì lo sợ có người động tay động chân vào.

Chẳng hạn trong Hậu cung Như Ý truyện, Gia Quý Phi lo sợ Mai Tần sẽ vạch tội của nàng trước Càn Long nên đã sai người âm thầm bỏ thuốc độc vào thức ăn của Mai Tần và loại thuốc độc này vô cùng quý hiếm, đến trâm bạc cũng không thể phát hiện ra điều gì.

Nhưng may mắn thay, Mai Tần cho vẹt ăn cơm trước nên mới thoát được một kiếp nạn.

Nỗi khổ của phi tần nhà Thanh: Sợ được sủng ái, mệt mỏi chuyện ăn, vui nhất ngày thứ 2 của tháng - Ảnh 4.

Các phi tần trong cung không được ăn các loại thức ăn có mùi.

Hay là bữa cơm đạm bạc của Nhàn Phi trong lãnh cung, tuy không hạ độc nhưng kẻ hãm hại lại tỉ mẩn chỉ cho Nhàn Phi ăn đồ lạnh, tính hàn.

Bởi lãnh cung là một nơi ẩm thấp, ăn đồ lạnh, tính hàn sẽ khiến Nhàn Phi dần dần sinh bệnh xương khớp, chết không một ai hay biết nguyên do.

Vui nhất ngày thứ 2 của tháng

Đối với các phi tần, cung nữ, ngày thứ 2 của tháng là ngày vui nhất. Bởi trong ngày này, các cung nữ sau khi hoàn thành công việc có thể thoải mái làm những điều mình thích.

Ví dụ họ có thể thả đèn lồng, thả đèn hoa đăng để cầu nguyện. Ngoài ra, các món ăn trong ngày này cũng tốt hơn rất nhiều.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại