Nhà thầu Hàn Quốc thừa nhận đã phát hiện vết nứt 1 ngày trước khi vỡ đập thủy điện ở Lào

Tất Đạt |

SK Engineering & Construction, công ty Hàn Quốc và là nhà thầu chính của dự án, cho biết các vết nứt đã được phát hiện trên đập từ ngày 22/7, 1 ngày trước khi thảm họa xảy ra.

BBC dẫn các nguồn tin cho biết, đập bị vỡ tại Lào là một đập phụ có tên "Saddle Dam D", là một phần trong hệ thống kết nối 2 con đập chính và 5 đập tiêu năng trong dự án thủy điện ở Xe-Pian Xe Nam Noy.

Con đập đã hoàn thiện được 90% và chuẩn bị được đưa vào hoạt động sản xuất điện thương mại trong năm tới.

Công trình trị giá 1,2 tỉ USD này được khởi công vào năm 2013 và được lên kế hoạch bắt đầu sản xuất điện vào năm nay.

SK Engineering & Construction, công ty Hàn Quốc và là nhà thầu chính của dự án, cho biết các vết nứt đã được phát hiện trên đập từ ngày chủ nhật (22/7), 1 ngày trước khi thảm họa xảy ra. Cụ thể:

- Chủ nhật, 21h tối (giờ địa phương): Phát hiện con đập bị hư hại một phần. Chính quyền địa phương được thông báo và người dân sinh sống xung quanh chuẩn bị tinh thần sơ tán. Một nhóm kĩ sư được cử đi khắc phục các vết nứt. Tuy nhiên, mưa lớn đã làm cản trở và làm nhiều tuyến đường dẫn tới đập hư hỏng nặng.

- Thứ hai, 3h sáng - Nước được xả từ một trong những đập chính (đập Xe Nam Noy) để hạ thấp mức nước trong đập tiêu năng.

- Thứ hai, 12h trưa - Chính phủ yêu cầu người dân sống tại vùng hạ lưu sơ tán khẩn cấp sau khi nhận được thông tin con đập có thể bị hư hại nặng nề hơn.

- Thứ hai, 18h tối - Các báo cáo xác nhận con đập bị hư hại nghiêm trọng.

- Thứ ba, 1h30 sáng - Một ngôi làng gần đập tiêu năng bị ngập, tới 9h30 sáng, 7 ngôi làng chìm hoàn toàn trong nước.

Nhà thầu Hàn Quốc thừa nhận đã phát hiện vết nứt 1 ngày trước khi vỡ đập thủy điện ở Lào - Ảnh 1.

Theo một công ty Thái Lan, con đập đã "bị nứt" do "mưa lớn liên tục khiến nước trong hồ chứa dâng cao".

Sau đó, nước "tràn xuống khu vực hạ lưu và dọc xuống sông Xe-Pian" khoảng 5 km.

Trong những năm gần đây, Lào đã đầu tư nhiều khoản tiền lớn cho các dự án thủy điện - chiếm tới 30% sản lượng hàng hóa xuất khẩu.

Chính phủ nước này có kế hoạch tăng mức sản xuất năng lượng lên gấp đôi vào năm 2020 để trở thành "viên pin của Đông Nam Á".

Theo BBC, các mục tiêu xây dựng đập thủy điện ở Lào bao gồm:

- Khởi công dự án xây đập để trở thành "viên pin của châu Á". Các nhánh sông Mê Kông đi qua Lào - tạo địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng đập thủy điện.

- Lào hiện đang có 39 nhà máy thủy điện, và 53 nhà máy khác đang được lên kế hoạch. Tới năm 2020, Lào dự kiến sẽ xây thêm 54 tuyến đường dây tải điện và 16 trạm biến áp.

- Lào đã xuất khẩu 2/3 năng lượng thủy điện, điện năng chiếm khoảng 30% lượng sản phẩm xuất khẩu của Lào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại