Tần Thủy Hoàng - hoàng đế mong sống vĩnh cửu lại chết sớm vì "ngộ độc thuốc trường sinh"?

Cẩm Mai |

Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc rất đoản mệnh. Ông băng hà năm 49 tuổi.

Nhưng chỉ 4 năm sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, triều đại nhà Tần cũng sụp đổ. Vì sao lại thế?

Hoàng đế mong sống vĩnh cửu, nhưng lại chết sớm (49 tuổi)

Một số sử gia cho rằng, Hoàng đế nhà Tần đã dùng "thuốc trường sinh" hàng ngày để được sống bất tử nên ông bị chết vì ngộ độc. Ông đã chết trước khi hoàn thành tâm nguyện của mình. Ông không chọn người thừa kế đáng tin cậy luôn mong mình bất tử.

Tần Thủy Hoàng - hoàng đế mong sống vĩnh cửu lại chết sớm vì ngộ độc thuốc trường sinh? - Ảnh 1.

Tranh chân dung Tần Thủy Hoàng.

Sử gia cho biết, những kẻ ghét Tần Thủy Hoàng coi ông là kẻ cướp bóc và dị giáo, và nghi ngờ rằng hoàng đế bị những người tạo phản đầu độc.

Tần Thủy Hoàng - hoàng đế mong sống vĩnh cửu lại chết sớm vì ngộ độc thuốc trường sinh? - Ảnh 2.

Tranh vẽ mô phỏng thuyền rồng của Tần Thủy Hoàng từng đưa đi tìm thuốc trường sinh bất lão.

Cái chết của Tần Thủy Hoàng làm đế chế lung lay. Có lẽ nhiều người nghĩ rằng đế chế của ông ta bất tử, người thừa kế ngôi báu sẽ làm đế chế hùng mạnh hơn.

Nhưng điều đó không xảy ra. Tần Thủy Hoàng không chọn trước người kế vị xứng đáng nên triều đình trở nên rối ren nên thế lực đối lập dễ dàng thôn tính.

Ý nghĩa của đội quân đất nung

Chúng ta hay nói đến đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng. Mỗi bức tượng là một con người đại diện cho mọi tầng lớp dân chúng. Chính Tần Thủy Hoàng cho xây dựng đội quân đất nung mang hàm ý dân chúng và binh lính đi theo ông sang thế giới bên kia.

Tần Thủy Hoàng - hoàng đế mong sống vĩnh cửu lại chết sớm vì ngộ độc thuốc trường sinh? - Ảnh 3.

Đội quân đất nung.

Các nhà sử học và nhà quảng bá du lịch ngày nay tin rằng đó là đội quân tượng trưng cho "Nghệ thuật chiến tranh"của ông. 

Vật liệu và ý tưởng xây dựng đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng được cho rằng đi trước thời đại, như thể ông muốn đội quân đứng đó trường tồn với thời gian.

Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng còn mang hàm ý nhắc nhở về thời kỳ Chiến Quốc, đất nước bị phân chia trong 200 năm và thời đại đế chế mới của Trung Quốc. Tần Thủy Hoàng muốn người dân hiểu rằng nuôi đôi quân hùng mạnh tốn kém thế nào, chi phí cho chiến tranh thật phi lý.

Tần Thủy Hoàng - hoàng đế mong sống vĩnh cửu lại chết sớm vì ngộ độc thuốc trường sinh? - Ảnh 5.

Toàn cảnh đội quân đất nung.

Những vị quân sư cho Tần Thủy Hoàng làm ông hiểu rằng hòa bình không đến từ chiến tranh. 

Do đó, Tần Thủy Hoàng muốn người dân đến từ khắp mọi miền thuộc đế chế xem cuộc triển lãm tượng đất nung để họ hiểu chi phí lớn để nuôi đội quân chiến binh hùng mạnh tốn kém như thế nào!

Nguồn bài và ảnh: Ancient Origins

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại