Được Bồ Tát chiếu cố nhưng không giữ lời hứa, người đàn ông phải hối hận vì việc đã làm

Nguyễn Nhung |

Câu chuyện xảy ra với người đàn ông vô gia cư, một phú ông, một ngư dân và một người nghèo dưới đây có lẽ sẽ mang đến cho chúng ta giá trị nhất định, có thể áp dụng vào cuộc sống.

Hoán đổi vị trí cho Bồ Tát

Có một người vô gia cư nọ bước vào một ngôi chùa. Anh ta nhìn thấy Bồ Tát ngồi trên đài hoa sen, bên dưới mọi người thi nhau khấn bái thì tỏ ra vô cùng ngưỡng mộ.

Người vô gia cư liền nói: "Bồ Tát, người có thể đổi vị trí cho con được không?"

"Được, chỉ cần anh không mở miệng ra là được", Bồ Tát trả lời.

Người vô gia cư liền nhanh chóng ngồi lên đài hoa sen. Ngày nào trước mặt anh ta cũng xuất hiện những đám đông ồn ào và lộn xộn, ai nấy đều đang ra sức thỉnh cầu.

Người vô gia cư giữ đúng lời hứa với Bồ Tát, tuyệt nhiên không mở miệng. Cho đến một hôm, một phú ông ghé qua chùa.

Phú ông hỏi: "Cầu xin Bồ Tát ban cho con mỹ đức". Nói rồi, ông ta dập đầu 3 dập rồi đứng dậy. Đúng lúc đó, túi tiền của vị phú ông nọ rơi xuống đất.

Người vô gia cư đang định mở lời nhắc nhở, bỗng nhớ đến lời của Bồ Tát nên anh ta lại thôi.

Vị phú ông đi rồi, một người nghèo đến.

Người này nói: "Cầu xin Bồ Tát ban cho con tiền bạc. Người nhà con đang ốm nặng, con rất cần tiền để lo thuốc thang." Dập đầu, đứng dậy, anh ta nhìn thấy túi tiền của ai rơi dưới đất.

Người nghèo nói: "Bồ Tát hiển linh rồi." Nói xong, anh ta mang túi tiền đi.

Người vô gia cư định mở miệng nói không phải Bồ Tát hiển linh mà là tiền của người khác đánh rơi, song nhớ lời Bồ Tát dặn nên anh ta đành im lặng.

Được Bồ Tát chiếu cố nhưng không giữ lời hứa, người đàn ông phải hối hận vì việc đã làm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đúng lúc đó, một ngư dân đi vào. Người này thỉnh cầu: "Cầu mong Bồ Tát cho con được an toàn, đi biển không gặp gió bão." Dập đầu, đứng dậy, anh ta định bước ra thì vừa hay bị vị phú ông khi nãy kéo lại.

Vì túi tiền, hai người này đã thượng cẳng tay hạ cẳng chân.

Phú ông cho rằng người ngư dân đã nhặt được túi tiền của mình còn người ngư dân thì cảm thấy vô cùng oan uổng, không thể chịu được nỗi oan này.

Người vô gia cư lúc này không nhẫn nại thêm được nữa, anh ta lên tiếng: "Dừng tay!" rồi kể lại toàn bộ những gì mình chứng kiến cho cả hai.

Cuộc tranh cãi lắng xuống.

Rồi người vô gia cư hỏi Bồ Tát: "Con làm như vậy là đúng chứ Bồ Tát?"

"Anh tiếp tục cuộc đời vô gia cư của mình đi. Anh cho rằng anh mở lời như vậy là vì sự công bằng sao? Nhưng kết quả thì sao? 

Người nghèo kia vì sự công bằng của anh mà không có được khoản tiền vô cùng cần thiết, nhà giàu kia không tu được đức hạnh còn người ngư dân kia cũng không bị sóng gió chôn vùi dưới đáy biển rồi." – Bồ Tát nói.

"Nếu như anh không mở miệng, người nghèo kia có thể cứu được mạng cho người thân, nhà giàu kia mặc dù mất một chút tiền nhưng có thể cứu được người, tích được thêm chút đức, còn người ngư dân kia vì tranh cãi mà không thể lên thuyền. Nếu kịp tránh được gió bão, có thể giờ này anh ta vẫn còn sống."

Người vô gia cư lầm lũi bước ra khỏi chùa…

Lời bình

Rất nhiều sự việc trên đời này nên là thế nào thì cứ để cho nó thế vậy, hãy cứ để cho nó tự diễn ra, tự xảy ra, kết quả có thể sẽ tốt đẹp hơn là bẻ nó theo suy nghĩ và mong muốn của con người.

Được Bồ Tát chiếu cố nhưng không giữ lời hứa, người đàn ông phải hối hận vì việc đã làm - Ảnh 2.

Vạn sự tùy duyên, không nên cưỡng cầu để rồi nhiều khi nhận lại thứ không như mong đợi.

Trong nhiều tình huống trong cuộc sống này, có những lúc nghĩ càng nhiều, trong lòng càng rối và kết quả là càng không được như mong đợi. Và đến khi bạn không có chủ tâm theo đuổi, thứ mình cần lại bất ngờ xuất hiện.

Hãy nhớ rằng, có những thứ không thể nắm chặt trong tay, hãy để nó thuận theo lẽ tự nhiên để bản thân ta được nhẹ nhõm, trong đầu không phải đè nặng những mối suy tư.

Lặng lẽ quan sát vạn vật thay đổi là một dạng trí tuệ!

Thuận theo tự nhiên là một dạng hạnh phúc!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại