Thiên thạch tấn công Trái Đất: Dùng bom nguyên tử "thổi bay" hay dùng... lưới, sơn, gương?

Mỹ Huyền |

Để ngăn chặn một thiên thạch khổng lồ gây thảm họa cho Trái Đất, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến dùng bom nguyên tử. Nhưng, vẫn còn những cách điên rồ hơn nữa.

Mới đây, NASA phát hiện thiên thạch 2002 AJ129 – có kích thước lớn hơn tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa – đang lao về Trái Đất với vận tốc hơn 100.000 km/h. Thiên thạch này được các chuyên gia xếp vào hàng "có tiềm năng gây thảm họa", nhưng NASA tin rằng nó khó va chạm Trái Đất.

Thiên thạch tấn công Trái Đất: Dùng bom nguyên tử thổi bay hay dùng... lưới, sơn, gương? - Ảnh 1.

Ảnh: NASA

Tuy nhiên, nếu "tiềm năng" của các thiên thạch như 2002 AJ129 hiện hữu rõ ràng, thay vì ngồi đợi thảm họa, con người có thể dùng đến những phương án giải cứu Trái Đất sau:

Liệu bom nguyên tử có thể "thổi bay" thiên thạch?

Câu trả lời là có và không. Thiên thạch có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Ceres – thiên thạch lớn nhất từng được biết đến – có đường kính 933 km, trong khi thiên thạch nhỏ nhất được ghi lại là 1991 BA chỉ rộng 6 m.

Một thiên thạch có đường tính lớn hơn 10 km được xếp hạng "diệt chủng", hay đủ năng lượng để tiêu diệt sự sống trên Trái Đất nếu nó va chạm với hành tinh xanh.

Thiên thạch tấn công Trái Đất: Dùng bom nguyên tử thổi bay hay dùng... lưới, sơn, gương? - Ảnh 2.

Ảnh: NASA

Về mặt kỹ thuật, một quả bom nguyên tử có thể phá hủy thiên thạch cỡ nhỏ, nhưng đó không phải mối đe dọa đến Trái Đất. Các thiên thạch đáng quan ngại thường lớn hơn 400 m và không dễ dàng bị phá hủy bằng một quả bom.

Tất nhiên, một quả bom đủ uy lực có thể phá vỡ thiên thạch loại đó, nhưng không chấm dứt hiểm họa. Theo một báo cáo năm 2007 của NASA, "đáp" một quả bom hạt nhân lên bề mặt thiên thạch chắc chắn sẽ khiến nó vỡ thành nhiều mảnh. Những mảnh vỡ của một thiên thạch lớn thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu chúng đang lao đến Trái Đất.

Thiên thạch tấn công Trái Đất: Dùng bom nguyên tử thổi bay hay dùng... lưới, sơn, gương? - Ảnh 3.

Ảnh: NASA

Nhưng cũng cần chú ý rằng, bức xạ nhiệt từ một vụ nổ hạt nhân lớn có thể được việc. Năng lượng này sẽ làm bốc hơi một phần bề mặt thiên thạch, khiến nó đẩy các mảnh vỡ vào vũ trụ như vô số tên lửa tí hon.

Có lẽ ý tưởng dùng bom nguyên tử là để "thổi" chệch hướng thiên thạch chứ không phải làm nó "bay hơi" hoàn toàn.

Và những phương pháp ít ai ngờ…

Sơn thiên thạch nghe có vẻ ngớ ngẩn. Khi tận thế cận kề, liệu ai còn tâm trí trang hoàng cho "thủ phạm" nữa? Tuy nhiên, nếu bạn ủng hộ lý thuyết sử dụng năng lượng mặt trời để tạo động lực cho vật thể trong vũ trụ, đây là thời điểm tuyệt vời.

Vào một ngày nắng nóng, mặc áo màu trắng là lựa chọn thông minh. Nó phản xạ nhiều bức xạ mặt trời hơn các màu tố. Tương tự, sơn một phần thiên thạch màu trắng, phần có màu của thiên thạch sẽ nhận thấy "tác động đẩy" từ bức xạ mặt trời, tạo ra một cú đẩy nhẹ và thiên thạch sẽ chuyển hướng khỏi Trái Đất.

"Sơn" ở đây có thể là bột màu sáng hoặc phấn – hay bất cứ thứ gì có thể thay đổi tỉ lệ giữa hấp thụ và phản xạ bức xạ mặt trời.

Thiên thạch tấn công Trái Đất: Dùng bom nguyên tử thổi bay hay dùng... lưới, sơn, gương? - Ảnh 4.

Ảnh: iStockphoto

Giăng lưới "bắt" thiên thạch có vẻ giống như phương pháp trong hoạt hình, nhưng NASA thực sự ra đưa ra một vài suy luận nghiêm túc cho ý tưởng này.

Các nhà khoa học tại cơ quan này cho rằng một cái lưới bằng sợi cacbon có trọng lượng khoảng 249 kg có thể đủ để đổi hướng của Apophis. Tiểu hành tinh Apophis có quỹ đạo gần với quỹ đạo Trái Đất, và theo dự đoán của nhiều nhà khoa học thì đây là thiên thể có xác suất va chạm với Trái Đất cao nhất.

Vật liệu lưới có thể hoạt động như một tấm buồm mặt trời, làm tăng lượng bức xạ mà tiểu hành tinh này hấp thụ và phát xạ.

Apophis sẽ không là mỗi hiểm họa cận kề Trái Đất cho đến năm 2029, và sau đó là năm 2036 nếu nó không gây ra điều gì trong lần đầu tiên. Các nhà khoa học dự đoán, chỉ cần 18 năm vướng vào lưới, là "thảm họa tiềm tàng" này có tránh xa Trái Đất trong tương lai gần.

Thiên thạch tấn công Trái Đất: Dùng bom nguyên tử thổi bay hay dùng... lưới, sơn, gương? - Ảnh 5.

Ảnh: NASA

Dùng một tấm gương khổng lồ chống lại thiên thạch có nhiều điểm tương đồng với lựa chọn sử dụng hạt nhân.

Các tấm gương được sắp xếp theo vị trí chiến lược có thể tập trung các tia mặt trời, làm nóng một phần nhỏ bề mặt thiên thạch và làm nó bay hơi. Khi các vật chất phóng ra từ thiên tạch, nó có thể tạo một lực đẩy nhỏ làm đổ hướng đi của thiên thạch.

Những ý tưởng ban đầu nhắc đến một tấm gương không gian khổng lồ, nhưng các chiên lược hiện đại hướng tới một hệ thống nhiều tấm gương.

Ngoài những cách trên, còn một vài ý tưởng "không tưởng" để ngăn chặn thiên thạch đe dọa Trái Đất như sử dụng máy kéo trọng lực hay dùng tên lửa phóng một đội robot "ăn mồi" lên thiên thạch.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại