Jerusalem chia thành hai "chiến tuyến" vì tuyên bố của ông Trump, Mỹ có đang đùa với lửa?

Ngọc Nguyễn |

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và di chuyển sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về đây đã khiến cho nền chính trị khu vực dậy sóng.

Nhiều nhà lập pháp địa phương đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ quyết định của ông Trump, trong khi nhiều ý kiến hơn cảnh báo rằng giải pháp hai nhà nước có thể "tan thành mây khói".

Các nhà lãnh đạo Palestine đã kêu gọi "ba ngày giận dữ" để phản đối quyết định của tổng thống Mỹ. Tuy vậy, tình hình tại Jerusalem vào đêm 6/12 không xảy ra điều gì bất thường ngoài một hình ảnh chiếu quốc kỳ Israel và Mỹ được nhìn thấy trên bức tường của thành phố cổ.

ÔngTrump đưa ra tuyên bố quan trọng tại Nhà Trắng vào ngày 6/12, nhấn mạnh rằng ông đang thực hiện lời hứa khi tranh cử về việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Tuyên bố được đưa ra bất chấp cảnh báo từ một số nhà lãnh đạo thế giới và các nghị sĩ Mỹ rằng hành động này có thể dẫn đến tình trạng bất ổn và bạo lực trong khu vực, chấm dứt triển vọng ký kết một thỏa thuận hòa bình giữa Israel- Palestine.

Jerusalem chia thành hai chiến tuyến vì tuyên bố của ông Trump, Mỹ có đang đùa với lửa? - Ảnh 1.

Cậu bé người Palestine bị lực lượng cảnh sát Israel bắt giữ tại Cổng Damascus, Jerusalem (Ảnh: Uriel Sinai/The New York Times)

Israel hoan nghênh

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ca ngợi quyết định của ông Trump, gọi đó là "bước tiến quan trọng hướng tới hòa bình".

vi Gabay, lãnh đạo đảng Lao động Israel, phát biểu tại 1 hội nghị Ngoại giao của báo Jerusalem Post rằng ông ủng hộ quyết định của phía Mỹ, cho rằng nó có thể mang lại năng lượng mới cho tiến trình ngoại giao, bao gồm cả khả năng khởi động lại đàm phán hòa bình. Ông Gabay cũng ủng hộ giải pháp hai nhà nước.

"Việc thống nhất chủ quyền của Jerusalem sẽ giúp đoàn kết tất cả chúng ta lại. Tôi hy vọng rằng cùng với sự công nhận của chính quyền Mỹ sẽ tạo ra động lực mới cho Trung Đông để khởi động lại tiến trình hòa bình ", ông Gabay nói.

Còn giới lãnh đạo Palestine và các đồng minh, hy vọng sớm đạt được một thỏa thuận hòa bình dường như trở nên ngày càng xa vời sau tuyên bố của tổng thống Trump.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói Mỹ bây giờ không còn nhận được sự tín nhiệm nào trong vai trò tái thiết hòa bình. Ông Abbas nhận định quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng là "một tuyên bố rút khỏi vai trò này".

Israel từ lâu đã coi Jerusalem là thủ đô, dù Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an của tổ chức này chưa công nhận. Người Palestine thì tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô nhà nước của họ trong tương lai.

Do Jerusalem là thánh địa của 3 tôn giáo gồm Hồi giáo, Do Thái giáo và Thiên chúa giáo nên thành phố này trở thành một trong những điểm tranh chấp lâu đời nhất trên thế giới.

Mỹ đang đùa với lửa?

Jamal Zahalka, đại diện cho đảng Balad, tổ chức chính trị Ả rập-Israel luôn phản đối quan điểm Israel là một quốc gia Do Thái duy nhất, cho biết quyết định của tổng thống Trump là nghiêm trọng.

"Ông Trump đang chơi đùa với lửa. Ông không quan tâm tới việc máu sẽ tiếp tục đổ trên mảnh đất Jerusalem, và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để xoa dịu quan điểm cực hữu tại Israel", trích phát biểu của ông Zahalka.

"Tuyên bố này là một bước đi mang tính thù nghịch với người Palestine và một dấu hiệu của sự khinh thường thế giới Ả Rập. Những người ăn mừng tuyên bố của ông Trump ở Israel là những người sẵn sàng làm mọi thứ để ngăn chặn hòa bình và sự ổn định, và cản trở sự phát triển của các khu định cư cũng như hỗ trợ nghề nghiệp. Cùng lúc, bóp nghẹt những nguyện vọng chính đáng của người dân Palestine. Thủ tướng Netanyahu và tổng thống Trump phải biết rằng Đông Jerusalem sẽ là thủ đô của Palestine".

Jerusalem chia thành hai chiến tuyến vì tuyên bố của ông Trump, Mỹ có đang đùa với lửa? - Ảnh 2.

Người dân Palestine biểu tình tại Jerusalem (Ảnh: Uriel Sinai/The New York Times)

Nội bộ Israel cũng chia rẽ quan điểm

Nhà ngoại giao Israel đã nghỉ hưu Yoram Ettinger, người ủng hộ quyết định của Trump, cho biết số lượng các nhà lập pháp địa phương ủng hộ tuyên bố này chỉ chiếm một phần nhỏ. Còn lại cho rằng quyết định này nên được đi liền với giải pháp hai nhà nước.

"Tại Israel có nhiều ý kiến ​​khác nhau, ngay trong một đảng phái, hay giữa các phe," Ettinger nói. "Tôi sẽ nói rằng hầu hết các nhà lập pháp người Do Thái ủng hộ nó. Một số tuy ủng hộ nhưng cũng muốn đi kèm giải pháp hai nhà nước. Tôi và một số người khác cho rằng giải pháp hai nhà nước là không khả thi cho khu vực này, đối với cả Israel và Mỹ. Nhưng không nghi ngờ gì đại đa số người Israel ủng hộ tuyên bố này".

"Theo lẽ thường, đại sứ quán Mỹ nên đặt tại Tel Aviv, tổng thống Donald Trump hiện thách thức cả quy định thông thường," Ettinger nói thêm.

Đạn lửa bùng cháy sau quyết định của ông Donald Trump về Jerusalem

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại