Xuất hiện "dòng sông" đen ngòm sau khi núi lửa ở Bali nhả cột khói cao 4000m

Nguyễn Hằng |

Tro bụi phun trào từ núi lửa Agung ở Bali, Indonesia gặp nước mưa đã tạo thành những "dòng sông" đen ngòm, đổ xuống các làng bên dưới.

Nhiều người đã chụp lại những bức hình về các dòng sông "kỳ dị" này sau khi núi lửa Agung có nguy cơ "thức giấc", hiện phun tro bụi cao tới 4.000 mét.

Dòng sông kỳ dị xuất hiện tại đảo Bali

Quan sát những bức ảnh có thể thấy các dòng dung nham lạnh lớn đang chảy xuống các con sông do sự phun trào tro bụi dữ dội.

aXuất hiện dòng sông đen ngòm sau khi núi lửa ở Bali nhả cột khói cao 4000m - Ảnh 1.

Cảnh tượng dung nham lạnh trên các dòng sông do ảnh hưởng của núi lửa Agung "tỉnh giấc". Ảnh: Cetusnews

Trước đó, trong ngày 25/11/2017, núi lửa Agung nhả cột khói bụi "khổng lồ" lên không trung, xâm nhập vào bầu khí quyển khiến ít nhất 445 chuyến bay phải trì hoãn và hàng trăm nghìn người phải sơ tán khẩn cấp trên đảo Bali.

Các dòng dung nham lạnh hay dòng bùn đá (lahar) đã xuất hiện tràn ngập ở những dòng sông, kênh rạch của những ngôi làng gần đó. Màu đen kịt của lớp bùn đá tạo nên một cảnh tượng thật kỳ dị và đáng sợ ở các dòng sông vốn nổi tiếng thơ mộng.

Xuất hiện dòng sông đen ngòm sau khi núi lửa ở Bali nhả cột khói cao 4000m - Ảnh 2.

Màu đen kịt của tro bụi, đất đá xâm chiếm những con sông thơ mộng ở đảo Bali. Ảnh: Reuters

Xuất hiện dòng sông đen ngòm sau khi núi lửa ở Bali nhả cột khói cao 4000m - Ảnh 3.

Hình ảnh về một dòng sông ở Bali sau khi núi lửa Agung phun tro bụi dữ dội. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn của Cơ quan Thảm họa Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cảnh báo người dân rằng hãy cẩn thận với những trận lụt xung quanh núi Agung.

Những trận lụt dung nham lạnh đã xảy ra ở một số nơi trên sườn núi, vì vậy, người dân gần núi lửa Agung nên tránh xa các dòng sông vì chúng có thể gây nguy hiểm chết người.

Xuất hiện dòng sông đen ngòm sau khi núi lửa ở Bali nhả cột khói cao 4000m - Ảnh 4.

Ảnh: Shutterstock

Xuất hiện dòng sông đen ngòm sau khi núi lửa ở Bali nhả cột khói cao 4000m - Ảnh 5.

Người dân hoảng sợ, lo ngại vì cảnh quan trên đảo Bali thay đổi chóng vánh. Ảnh: Reuters

Indonesia hiện đã nâng mức cảnh báo núi lửa ở Bali lên cao nhất và đưa ra cảnh báo người dân nhanh chóng di tản cách xa khỏi khu vực sắp phun trào tới 10 km.

Xuất hiện dòng sông đen ngòm sau khi núi lửa ở Bali nhả cột khói cao 4000m - Ảnh 6.

Người dân được cảnh báo nhanh chóng di tản ra khỏi khu vực núi lửa tới 10 km để đảm bảo an toàn. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, có một số người dân vẫn "phớt lờ" cảnh báo và di chuyển trên sông.

Xem video:

Cảnh tượng dung nham lạnh tràn cả ra đường ở khu vực gần núi lửa Agung. Nguồn: Dailymail

Hàng trăm chuyến bay bị "tê liệt" vì tro bụi núi lửa

Núi lửa Agung "tỉnh giấc" đã khiến hàng loạt chuyến bay bị hủy bỏ và gần 60.000 du khách bị kẹt lại. Rất nhiều người đang cảm thấy lo lắng và hi vọng có cơ hội trở về nhà.

Xuất hiện dòng sông đen ngòm sau khi núi lửa ở Bali nhả cột khói cao 4000m - Ảnh 8.

Khoảng 60.000 du khách bị kẹt lại ở sân bay tại Bali. Ảnh: Getty Images

Hiện tại các hãng hàng không vẫn đang quan sát không phận và theo dõi ảnh hưởng của tro bụi núi lửa trong không khí gây cản trở tầm nhìn.

Xuất hiện dòng sông đen ngòm sau khi núi lửa ở Bali nhả cột khói cao 4000m - Ảnh 9.

Hơn 400 chuyến bay bị trì hoãn khẩn cấp do tình hình tro bụi dày đặc trong không trung. Ảnh: AP

Tro bụi núi lửa có thể gây nguy hại đến an toàn bay vì chúng có thể thành phần trong tro có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến động cơ máy bay. Do đó, các hãng hàng không đang quan sát và đánh giá tình hình điều kiện an toàn để các chuyến bay có thể hoạt động trở lại.

Xuất hiện dòng sông đen ngòm sau khi núi lửa ở Bali nhả cột khói cao 4000m - Ảnh 10.

Nhiều người hoang mang và thất vọng vì không nhận được thông báo từ các hãng hàng không. Ảnh: Appimage

Nhiều du khách cũng tỏ ra thất vọng vì thiếu thông tin cập nhập hay những thông báo của các hãng hàng không.

Có lẽ đây là một trong những kỳ nghỉ dài, "đáng sợ" mà họ sẽ không thể nào quên trong cuộc đời.

Trước "cơn thịnh nộ" này, núi lửa Agung từng phun trào dữ dội lần cuối vào năm 1963 khiến hơn 1.000 người chết và phá hủy nhiều ngôi làng trên đảo Bali.

Nguồn: Dailymail, Cetusnews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại