Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan

Lâm Anh |

Không ít lần xuất hiện trên báo phương Tây với hình ảnh tươi vui, nhưng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Eddo Hartmann, thủ đô của Triều Tiên lần này hiện lên có phần ảm đạm.

Eddo Hartmann, nhiếp ảnh gia người Hà Lan, dành 4 năm để chụp ảnh Triều Tiên. Vào năm 2012, khi thấy trên truyền thông tràn ngập hình ảnh về những cuộc diễu hành quân sự lớn trên các đường phố của Triều Tiên mà không thấy nói về cuộc sống của người dân, ông đã quyết định tìm hiểu sâu về khía cạnh này.

Tuy nhiên, hành trình khám phá Triều Tiên của Hartmann cũng bắt đầu với nhiều trở ngại vì chính phủ nước này luôn có những quy định khắt khe đối với các nhà báo nước ngoài trong việc tiếp cận cuộc sống của người dân. 

Sau 1 năm rưỡi kể từ ngày nộp giấy xin phép thực hiện dự án nhiếp ảnh của mình, Hartmann đã đặt chân đến Triều Tiên lần đầu tiên vào năm 2014.

Những năm sau đó, khi căng thẳng giữa Triều Tiên với Mỹ và các đồng minh trong khu vực gia tăng, Hartmann ngày càng gặp khó khăn trong việc chụp ảnh và quay phim ở đây. "Không có khoảnh khắc nào (mà không bị) các hướng dẫn viên kiểm soát", ông kể.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 1.

4 chuyến đi đến Triều Tiên giúp ông có cái nhìn chân thực về đất nước này, làm phong phú thêm kho ảnh về Triều Tiên và hiểu biết về người dân Triều Tiên. Từ đó, ông phát hành một cuốn sách. "25 triệu người sống tại đó và làm nên những điều tuyệt vời nhất. Họ yêu nhau, sinh con, đưa chúng tới trường và sống cuộc đời bình thường". Bức ảnh chụp một người bảo vệ thang cuốn ở ga tàu điện ngầm Bình Nhưỡng năm 2016.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 2.

Lần cuối Hartmann đến Triều Tiên trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra cảnh báo Mỹ đưa một hạm đội tiến về Triều Tiên. Hartmann cho biết đội ngũ bảo vệ ở Triều Tiên đã ứng xử hoàn toàn khác, họ khắt khe với ông hơn rất nhiều so với những lần trước. Ảnh chụp một người đàn ông đứng ở trạm dừng xe buýt trên đường Sungri, Bình Nhưỡng năm 2017.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 3.

Lối vào một sân trượt băng ở Bình Nhưỡng năm 2016.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 4.

Những người giám sát đi cùng Hartmann đến các địa điểm ở Triều Tiên có rất nhiều quy tắc chụp ảnh, đặc biệt khi chụp áp phích hoặc tượng của các lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh chụp không được cắt xén và phải được kiểm tra xem có vi phạm quy tắc hay không. Hartmann cũng không được phép chụp bất kỳ bức ảnh nào về các tòa nhà chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia người Hà Lan này dần quen với các quy tắc nghiêm ngặt, đặc biệt là quy định cấm tiếp cận với bất cứ thứ gì mang tính nhạy cảm quân sự. Trong ảnh là phố Somon, Bình Nhưỡng năm 2015. "Lãnh tụ Kim Jong Il sống mãi cùng chúng ta", một dòng chữ dưới chân bức ảnh ghi.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 5.

Ảnh chụp bộ đồ bảo vệ bức xạ hạt nhân trong một bảo tàng ở Bình Nhưỡng năm 2016.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 6.

Hartmann kỳ vọng sẽ có nhiều người xuất hiện tại bể bơi trong khu Tổ hợp Y tế Changgwangwon vào thời điểm một năm sau khi ông đến thăm nơi này lần đầu tiên. Nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Hướng dẫn viên của ông giải thích rằng công trình này đang được xây dựng lại nhưng theo quan sát của Hartmann, không có động thái tái xây dựng nào ở đây cả.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 7.

Cung điện Trẻ em Mangyongdae ở Bình Nhưỡng, năm 2014.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 8.

Ban đầu, Hartmann chỉ tập trung vào kiến trúc ở Bình Nhưỡng nhưng sau đó, ông muốn có một cái nhìn rộng hơn về thành phố này, về người dân và cuộc sống thường nhật. Trong ảnh, công trình ở Bình Nhưỡng mô phỏng Khải Hoàn Môn ở Pháp, cao hơn bản gốc 10m. Bức ảnh mang đến một cái nhìn khác biệt về Bình Nhưỡng, về cách thành phố này được xây dựng trên nền những tàn tích của chiến tranh Triều Tiên. "Khi quy hoạch, họ nghĩ đến những cuộc diễu hành lớn, chính vì thế (người ta có thể thấy) đường cao tốc đi xuyên thành phố", Harmann cho hay.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 9.

Lối vào sân vận động Kim Nhật Thành.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 10.

Nhiếp ảnh gia này trò chuyện với một người từng sống ở Triều Tiên trong thời gian dài nhưng lớn lên ở Đông Đức vào thời điểm bức tường Berlin chưa sụp đổ. Người này cho biết cuộc sống ở hai nơi có một số điểm tương đồng: "Mọi người đều mặc một loại trang phục nhất định – có thiên hướng nghiêng về tập thể hơn là cá nhân". Ảnh chụp một người dân ở quảng trường Kim Nhật Thành trong năm nay.

Bình Nhưỡng cô đơn, nhạt màu qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hà Lan - Ảnh 11.

Quận trung tâm Pothonggang của Bình Nhưỡng cách đây 2 năm. Hartmann dự định sẽ quay lại Triều Tiên trong một vài năm tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại