Nhật, Hàn nín thinh trước đe dọa "phá hủy hoàn toàn Triều Tiên" của ông Trump

Hà Thu |

Trong khi Nga và Trung Quốc kịch liệt phản đối ý tưởng " hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên" trong bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Liên Hợp Quốc, thì Nhật Bản và Hàn Quốc im lặng một cách đáng ngạc nhiên.

Nhật, Hàn nín thinh trước đe dọa phá hủy hoàn toàn Triều Tiên của ông Trump - Ảnh 1.

Ông Trump trao đổi với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc tại bữa tối sau bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP

Ngôn ngữ quá nóng của ông Trump trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc là hiếm khi xảy ra đối với một vị tổng thống Mỹ. Bài phát biểu của ông ngày 19/9 đã chia thế giới ra thành hai phe: bạn và thù.

Trong bài phát biểu đầu tiên của mình tại Đại hội đồng LHQ, ôngTrump đã nói: "Mỹ có sức mạnh vĩ đại và sự kiên nhẫn to lớn, nhưng nếu Mỹ bị buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên."

Các đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á dường như nhắm mắt làm ngơ trước sự lời đe dọa này của ông Trump. Nhật Bản và Hàn Quốc đã im lặng trước đe dọa của Trump mang chiến tranh đến người hàng xóm của mình, trong khi Trung Quốc và Nga cảnh báo rằng ông Trump đang đổ dầu vào lửa.

Tờ Hoàn cầu của Trung Quốc đã chạy ngay một bức tranh biếm họa với dòng chữ " Con rối bắt nạt", trong đó có hình ảnh ông Trump với nhiều chiếc điện thoại và hét lên: "Nước Mỹ đầu tiên". Tờ China Daily nhận định, bài phát biểu của ông Trump là " đầy giận dữ".

Sự im lặng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là khá đặc biệt. Nó ngụ ý rằng, ông đồng tình với mọi lời phát biểu của ông Trump về việc giải quyết Triều Tiên. Ông Motosada Matano, phát ngôn viên của ông Abe đã từ chối bình luận về bài phát biểu của ông Trump.

Tuy nhiên, tờ Kyodo News trích lời một quan chức Nhật Bản nói với các nhà báo tại LHQ rằng, bài phát biểu của ông Trump phản ánh "sự hiểu biết sâu sắc hơn" ở Mỹ về vấn đề này.

Nhật, Hàn nín thinh trước đe dọa phá hủy hoàn toàn Triều Tiên của ông Trump - Ảnh 2.

Đại sứ Triều Tiên tại LIên Hợp Quốc bỏ ra ngoài trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu. Ảnh: AP

Trong một danh sách các cáo buộc chống lại Triều Tiên, ông Trump còn chỉ ra rằng: "Chúng tôi biết Triều Tiên đã bắt cóc một cô gái Nhật Bản 13 tuổi từ một bãi biển ở đất nước của mình để biến cô ấy thành nô lệ và làm một trợ giảng ngôn ngữ cho gián điệp của Triều Tiên. Cô gái này là một trong ít nhất 17 người mà Nhật Bản cho biết Triều Tiên đã bắt cóc vào những năm 1970 và 1980."

Ví dụ này đã làm phức tạp mối quan hệ của Nhật Bản với Triều Tiên, bởi nó đã gợi lại một vấn đề đau lòng của Nhật Bản khi đang phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người mà ông Trump cáo buộc cố gắng "xoa dịu" Triều Tiên bằng cách muốn đàm phán với chế độ này, lại được khen ngợi vì đã cố gắng hết sức trong những tuần gần đây khi đồng điệu với tổng thống Mỹ.

Ông Park Soo-hyun, người phát ngôn của ông Moon đã tránh phản ứng với cụm từ "hủy diệt hoàn toàn" của ôngTrump, mà nói rằng, bài phát biểu nhấn mạnh sự khẩn cấp của việc giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Ông Park Soo-hyun nói: "Chúng tôi tin rằng, ông Trump đã thể hiện một quan điểm vững chắc và cụ thể về vấn đề quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh mà cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc đang phải đối mặt."

Ông cho biết thêm: "Chúng tôi tin rằng ông Trump cũng thể hiện rõ sự nghiêm túc của chính phủ Mỹ đối với vấn đề này bằng cách dành một khoảng thời gian dài chưa từng có để giải quyết các vấn đề hạt nhân và Triều Tiên."

Các nhà phân tích nói rằng bài phát biểu của ông Trump sẽ là hồi chuông báo động trong khu vực.

Ông John Delury, giáo sư về quan hệ quốc tế người Mỹ tại Đại học Yonsei, Seoul, nói: "Có một mối quan tâm chính đáng ở đây là liệu chính quyền Trum có nghiêm túc. Liệu họ có đưa chúng ta vào cuộc chiến mà chúng ta đã tránh được kể từ năm 1953? "

Ông Narushige Michishita, một chuyên gia Hàn Quốc tại Học viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia ở Tokyo, nói rằng mặc dù chính phủ ông Abe ủng hộ đường lối cứng rắn của Mỹ, nhiều người Nhật vẫn lo lắng khi Nhật bị cuốn vào một cuộc xung đột.

Ông nói: "Việc sử dụng vũ lực sẽ gây ra một sự tàn phá khủng khiếp ở Hàn Quốc mà Nhật Bản cũng có thể bị ảnh hưởng."

Cui Zhiying, giám đốc Trung tâm nghiên cứu bán đảo Triều Tiên tại Đại học Đồng Tế, Thượng Hải nói: "Chiến tranh là một lựa chọn không thể tưởng tượng và nó không phải là một lựa chọn cuối cùng. Nó sẽ làm tổn thương tất cả các bên, tất cả người dân trên bán đảo và trong khu vực Đông Bắc Á "

Các thành viên chính của Ủy ban chính sách đối ngoại của Nga nói rằng, tuyên bố của Trump đã phản ánh sự thiếu kinh nghiệm và có thể gây nguy hiểm cho các đồng minh Mỹ. Nó được xem là dấu hiệu nguy hiểm của sự bất ổn.

"Bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào cũng có nghĩa là đem lại cái chết của thường dân. Điều này đặc biệt kỳ lạ khi Mỹ coi các đồng minh của Hàn Quốc và Nhật Bản mà lại có thể gây ảnh hưởng cho họ nếu tấn công Triều Tiên", ông Andrei Klimov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nga, nói với hãng tin Interfax trong một cuộc phỏng vấn ngày 19/9.

Ông Konstantin Kosachyov, một thành viên cao cấp của thượng viện của Nga, hiện đang ở New York, viết trên Facebook: "Không giống những người tiền nhiệm, ông Trump không đưa Nga vào những đe dọa chính đối với nhân loại và thậm chí ca ngợi nước Nga vì hợp tác với Hội đồng Bảo an về vấn đề Triều Tiên.Bài phát biểu của ông Trump đáng thất vọng, đặc biệt tuyên bố sẵn sàng hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên là cực kỳ nguy hiểm."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại