Phát hiện loại sóng sau 40 năm tìm kiếm, giới khoa học tiết lộ bí mật về lớp nhân Mặt Trời

Hoa Hướng Dương |

Phát hiện này được cho là khám phá lớn nhất của Đài quan sát SOHO (NASA) và mở ra cánh cửa mới cho vật lý Mặt Trời.

Giống như lớp nhân của Trái Đất, lõi của nhân của Mặt Trời cũng là một bí ẩn mà khoa học ngày nay vẫn chưa thể hiểu hết được được.

Chúng ta mới chỉ có thể nghiên cứu một cách gián tiếp Mặt Trời vì giống như nhân Trái Đất, nhiệt độ và khoảng cách là những trở ngại lớn nhất mà khoa học hiện này vẫn chưa khắc phục được.

Phát hiện sóng G

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã có thể đo được chính xác sự quay của lõi nhân Mặt Trời, từ đó tiết lộ rằng nó không quay với cùng tốc độ như ở bề mặt mà nhanh hơn tới 4 lần!

Mặc dù trước đó, các nhà khoa học đều cho rằng lớp lõi này chuyển động nhanh hơn ở bề mặt nhưng lại không có cách nào để kiểm chứng nhận định này.

Giờ đây, bằng nguồn dữ liệu từ ESA và Đài quan sát SOHO (Solar and Heliospheric Observatory của NASA, các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của một loại sóng hấp dẫn có tần số thấp (có tên là sóng G nhưng không giống với sóng hấp dẫn) ở nhân Mặt Trời.

Đây cũng là chìa khóa mở cánh cửa bí ẩn mà Mặt Trời cất giữ từ trước tới nay.

Phát hiện loại sóng sau 40 năm tìm kiếm, giới khoa học tiết lộ bí mật về lớp nhân Mặt Trời - Ảnh 1.

Những lớp nhân Mặt Trời và sóng g. Ảnh: ESA.

"Chúng tôi đã tìm kiếm bằng chứng tồn tại của sóng G trong suốt 40 năm nay mặc dù sớm công nhận sự tồn tại của nó và có nhiều nỗ lực trước đó ám chỉ sự khám phá này, nhưng chưa thể xác định cụ thể" nhà thiên văn Eric Fossat tới từ Đài quan sát Côte d'Azur (Pháp) cho biết.

"Cuối cùng, chúng tôi đã khám phá dấu hiệu rõ ràng của nó".

Nếu như sóng p (sóng áp suất hay sóng chính) là một sóng có tần số cao có thể dễ dàng tìm thấy ở bề mặt Mặt Trời vì nó có thể xuyên qua nhiều lớp bên trong thì trái lại, sóng G không thể tìm thấy ở bề mặt mà chỉ ở lớp nhân sâu bên trong.

Sóng G giúp chúng ta hiểu được rất nhiều về những gì đang diễn ra sâu bên trong nhân Mặt Trời, sóng này đi từ nhân bên trong và tới bề mặt trong 4 giờ 7 phút.

Bằng việc phân tích sóng G, các nhà khoa học cho rằng vòng xoay ở lớp nhân Mặt Trời thay đổi 1 lần/tuần, nhanh gấp 4 lần ở lớp bề mặt và các lớp gần bề mặt như chu kỳ 25 ngày ở xích đạo và 35 ngày ở các cực.

"Đây chắc chắn là kết quả lớn nhất mà SOHO từng phát hiện trong lịch sử". Bernhard Fleck, nhà khoa học tại dự án SOHO tới từ Trung tâm Bay Không gian Goddard của NASA cho hay.

Nhà thiên văn thuộc nhóm nghiên cứu Roger Ulrich từ UCLA cũng cho biết, chu kỳ quay ở nhân Mặt Trời đã không thay đổi từ khi nó được hình thành 4,6 triệu năm về trước.

"Thật đáng ngạc nhiên và hưng phấn khi nghĩ rằng chúng tôi đã khám phá ra một di tích từ ngày Mặt Trời được tạo thành".

"Nhưng, thậm chí thông qua thập kỷ dài tìm kiếm, một cửa sổ mới của vật lý Mặt Trời mới bắt đầu ngay bây giờ". Phát hiện sẽ mở ra nhiều khám phá mới cũng như nhận thức mới về ngôi sao gần chúng ta nhất, cũng như là nguồn sống của Trái Đất.

Khám phá được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics.

Bài viết được dịch từ: Sciencealert.com

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại