Những hình ảnh hiếm có này được phi thuyền New Horizons của NASA thu thập và gửi dữ liệu về Trái Đất sau hành trình suốt hai năm tiếp cận hành tinh bí ẩn này.
Các nhà khoa học của NASA đã xây dựng đoạn video mô tả bề mặt của sao Diêm Vương – hành tinh xa nhất trong hệ Mặt Trời và vệ tinh Charon từ dữ liệu của tàu thăm dò New Horizons và các mô hình 3D.
Bề mặt gồ ghề của sao Diêm Vương. Ảnh: NASA
Video mô phỏng chuyến "công du" trên sao Diêm Vương cho thấy cái nhìn cận cảnh từ các cao nguyên, đồng bằng băng Sputnik Planitia, núi Tartarus Dorsa cho tới khe núi Serenity Chasma và hố Dorothy Gale trên vệ tinh Charon - mặt trăng lớn nhất của sao Diêm Vương.
Xem video:
Đây là lần đầu tiên, bề mặt lởm chởm của sao Diêm Vương được mô tả một cách chi tiết đến như vậy.
Đoạn video đặc biệt được NASA công bố nhân kỷ niệm sự kiện phi thuyền triệu USD - New Horizons thực hiện chuyến bay vòng quanh sao Diêm Vương kể từ ngày 14/7/2015.
Chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về các địa danh trên sao Diêm Vương và vệ tinh Charon. Ảnh: NASA
Bên cạnh đó, NASA còn công bố bản đồ toàn cảnh, cho thấy vẻ đẹp, cái nhìn sắc nét hơn về địa hình phức tạp của sao Diêm Vương và vệ tinh Charon.
Bản đồ cho thấy địa hình phức tạp của sao Diêm Vương. Ảnh: NASA
New Horizons là tàu thăm dò không gian tự động được NASA phóng lên vũ trụ vào năm 2006. Kinh phí để phóng New Horizons lên tới 700 triệu USD (tương đương khoảng 15.000 tỷ VND).
Do thực hiện nhiệm vụ ở rất xa Mặt Trời, nên New Horizons được chạy bằng pin nguyên tử, có khả năng cung cấp năng lượng trong vòng 20 năm.
New Horizons đã bay hơn 4 tỷ km trong vũ trụ và gửi nhiều dữ liệu quan trọng về Trái Đất.
Các nhà khoa học hy vọng, trong tương lai, New Horizons sẽ tiết lộ nhiều thông tin hơn nữa về sao Diêm Vương – hành tinh bí ẩn nhất trong hệ Mặt Trời mà con người mong muốn khám phá.
Tham khảo ảnh/ nguồn: Dailymail