Câu chuyện hy hữu giữa 2 người đàn ông này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành điều tra

J |

Nhờ 2 anh chàng này mà ngành điều tra phá án trên thế giới ngày nay có phần... dễ thở hơn một chút.

Một trong những yếu tố được sử dụng nhiều nhất trong các vụ điều tra phá án ngày nay chính là dấu vân tay.

Về cơ bản, mỗi người đều có vân tay riêng biệt, nên dấu tay chính là một trong những bằng chứng quan trọng để xác định sự xuất hiện của một người tại một thời điểm nhất định, và thậm chí đôi khi còn là bằng chứng buộc tội.

Tuy nhiên, dấu vân tay không phải lúc nào cũng được sử dụng. Trong nhiều thế kỷ, ngành điều tra phá án hoàn toàn chẳng dựa dẫm gì vào công cụ này. Có điều đến đầu thế kỷ 20, mọi chuyện bỗng thay đổi vì một câu chuyện cực kỳ hi hữu giữa 2 anh chàng trong bức hình dưới đây.

Câu chuyện hy hữu mở ra cuộc cách mạng trong ngành điều tra

Trên thực tế, từ năm 1880, khoa học đã biết về sự khác biệt giữa dấu vân tay của mỗi người qua nghiên cứu của Henry Faulds. Tuy nhiên, nó chưa khi nào được xét đến là một yếu tố quan trọng, kể cả khi nước Anh sử dụng nó vào năm 1901.

Mọi chuyện thay đổi vào năm 1903, khi một nhà tù của Mỹ gặp được cặp tù nhân "anh em sinh đôi"... khác cha khác cả ông nội.

Cụ thể thì vào năm 1903, một anh chàng tên Will West bị bắt và đưa vào nhà tù Leavenworth. Thời điểm ấy, các nhà tù ở Mỹ chưa sử dụng đến vân tay, mà dùng một quy trình nhận dạng phổ biến hơn là hệ thống Bertillion (do nhà nhân chủng học người Pháp Alphonse Bertillion lập ra).

Tù nhân khi vào tù sẽ được chụp ảnh rồi kiểm tra bằng hệ thống Bertillion, và tất nhiên Will West cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, họ phát hiện ra rằng Will West có các thông số giống hệt với một phạm nhân khác đang chịu án tù chung thân vì tội giết người.

Câu chuyện hy hữu giữa 2 người đàn ông này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành điều tra - Ảnh 1.

Ngoại hình của họ na ná như nhau, mà thậm chí đến cái tên cũng gần như trùng khớp: Will West và William West.

Chẳng thể phân biệt được cả 2 để lưu trong hồ sơ, rốt cục giới chuyên gia phải lấy mẫu vân tay để so sánh và lấy đó làm căn cứ.

Cũng kể từ đó, người ta nhận ra rằng chỉ sử dụng hệ thống Bertillion là không đủ, mà cần đến các yếu tố nhận dạng có độ chính xác và tin cậy cao hơn. Sau năm 1903, nhiều nhà tù của Mỹ bắt đầu áp dụng hình thức lấy dấu vân tay, và phương pháp này cũng lan rộng ra toàn thế giới.

Câu chuyện hy hữu giữa 2 người đàn ông này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành điều tra - Ảnh 2.

Nguồn: History of Fingerprints

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại