10 triệu người đang chết mỗi năm vì thứ đáng sợ ta vẫn gặp hàng ngày

Trang Ly |

Báo cáo mới nhất của Ủy ban toàn cầu về Ô nhiễm và Sức khỏe (GCPH) cho hay, 10 triệu người trên thế giới chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí.

Nghiên cứu mới nhất của trường Đại học East Anglia (UEA), Anh cho thấy, tỷ lệ tử vong sớm trên quy mô toàn cầu vì ô nhiễm không khí liên quan đến thương mại quốc tế đang tăng đến mức báo động.

10 triệu người đang chết mỗi năm vì thứ đáng sợ ta vẫn gặp hàng ngày - Ảnh 1.

Năm 2012, 7 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Ảnh: Geographical Magazine.

Những con số khủng khiếp về số người chết vì ô nhiễm không khí năm

2007, 2012 và 2017

Chỉ tính riêng năm 2007, 345.000.000 người chết vì ô nhiễm không khí xuyên biên giới khi hoạt động thương mại quốc tế diễn ra "quá tải" ở 228 quốc gia trên khắp thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo con số tử vong khổng lồ: Năm 2012, 7 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí.

Còn theo báo cáo mới nhất của Ủy ban toàn cầu về Ô nhiễm và Sức khỏe (GCPH), 10 triệu người chết mỗi năm trên quy mô toàn cầu vì ô nhiễm không khí.

Như vậy, trung bình 5 - 6 năm, con số người chết vì ô nhiễm không khí tăng lên 3 triệu người mỗi năm. Trong tương lai, con số này có thể tăng cao vì nhu cầu sử dụng hàng hóa của hàng tỷ người trên Trái Đất không ngừng cao.

Những nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong sớm vì ô nhiễm không khí là các bệnh tim, ung thư phổi, đột quỵ và tắc nghẽn phổi mãn tính.

Ô nhiễm không khí ngoài trời (khí thải từ các khu công nghiệp, vận tải...) khiến tỷ lệ tử vong vì các bệnh về tim và đột quỵ chiếm tổng 80% so với các bệnh khác. Trong khi đó, ô nhiễm không khí trong nhà (từ khói thuốc lá và việc sử dụng chất đốt là than, gỗ, biogas...) khiến tỷ lệ người chết vì đột quỵ và phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm con số cao nhất.

10 triệu người đang chết mỗi năm vì thứ đáng sợ ta vẫn gặp hàng ngày - Ảnh 3.

Ô nhiễm không khí trong nhà (từ khói thuốc lá và việc sử dụng chất đốt là than, gỗ, biogas...) khiến 3,3 triệu người chết tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương năm 2012. Ảnh: Tech Times.

Số liệu năm 2012 của WHO cũng cho thấy, những nước có thu nhập thấp ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương phải hứng chịu tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới: 3,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí trong nhà và 2,6 triệu người chết ô nhiễm không khí ngoài trời.

Tính trên quy mô toàn cầu, có đến 16,3% số người chết vì ô nhiễm môi trường xuyên biên giới. Trong số đó, lượng phát thải khí ô nhiễm tại Trung Quốc gây nên số người chết ở phạm vi toàn cầu nhiều gấp đôi so với các khu vực phát thải khí thải khác trên thế giới.

Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc khiến hơn 3.100 người Tây Âu và Mỹ thiệt mạng trong khi đó số liệu năm 2007 cho biết, ô nhiễm không khí từ Mỹ đã khiến 2.300 người Tây Âu thiệt mạng.

Đổi lại, vì nhu cầu tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc ở các nước Tây Âu và Mỹ tăng cao đã khiến 108.600 người Trung Quốc tử vong sớm vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí tại chính quốc gia này (số liệu năm 2007).

Trong khi đó, có 30.900 ca tử vong được ghi nhận tại Đông Á do bị ô nhiễm không khí từ Trung Quốc và 47.300 ca tử vong ở Đông Âu do bị ô nhiễm không khí từ Tây Âu (số liệu năm 2007).

10 triệu người đang chết mỗi năm vì thứ đáng sợ ta vẫn gặp hàng ngày - Ảnh 4.

Những khu vực ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới. Nguồn: Global Alliance on Health and Pollution.

Dabo Guan, giáo sư về biến đổi khí hậu thuộc trường UEA, đồng tác giả của nghiên cứu cho hay: "Tỷ lệ tử vong sớm vì ô nhiễm không khí giờ đây không còn là câu chuyện của từng quốc gia, từng khu vực, nó đang trở thành mối nguy hiểm trên quy mô toàn cầu.

Trong một nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ-sản xuất-vận chuyển hàng hóa trong 1 khu vực có thể gây mức độ ô nhiễm trên quy mô xuyên lục địa, thậm chí trên toàn cầu."

"Ô nhiễm không khí quá mức là "sản phầm phụ" của các chính sách không bền vững trong các lĩnh vực vận tải, công nghiệp, năng lượng và quản lý chất thải.", Tiến sĩ Carlos Dora, điều phối viên của WHO về Sức khoẻ cộng đồng nói.

Việc dân số thế giới ngày càng tăng càng khiến cho nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng lên, kết quả là, ô nhiễm môi ngày càng tăng, hiện tượng biến đổi khí hậu cũng vì thế mà trầm trọng hơn.

Nếu không có những biện pháp cải thiện công nghệ kiểm soát ô nhiễm hoặc hợp tác quốc tế trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm thì trong tương lai, con người sẽ phải chứng kiến tỷ lệ tử vong cao gấp nhiều lần so với hiện tại từ chính những nhu cầu hàng ngày của chính chúng ta.

Bài viết sử dụng các nguồn: WHO.int, Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại