Chi 5 triệu USD, Đức chế tạo "Mặt Trời nhân tạo" lớn nhất thế giới

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học Đức tiến hành thử nghiệm "Mặt Trời nhân tạo” lớn nhất trên thế giới với hy vọng tạo ra nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.

Synlight là tên của thí nghiệm đầy táo bạo được các nhà khoa học tại Trung tâm Không gian Vũ trụ Đức (DLR) tiến hành ở Julich, cách 30 km về phía tây của thành phố Cologne (Đức).

Cỗ máy "Mặt Trời" khổng lồ này bao gồm 149 đèn công suất lớn xếp thành hình giống như tổ ong, mỗi chiếc có sức chứa hơn 4000 lần điện năng của một bóng đèn thông thường.

Chi 5 triệu USD, Đức chế tạo Mặt Trời nhân tạo lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Cỗ máy khổng lồ có cường độ ánh sáng gấp 10.000 lần ánh sáng Mặt Trời tự nhiên. Ảnh: Sciencealert

Khi bật tất cả số bóng này lên sẽ tạo ra ánh sáng có cường độ gấp 10.000 lần ánh sáng Mặt Trời tự nhiên trên Trái Đất.

Khi tất cả đèn được xoay hướng để tập trung ánh sáng vào một điểm duy nhất, Mặt Trời năng lượng này có thể tạo ra mức nhiệt 3.500 độ C và nóng gấp 3 lần nhiệt độ lò nung.

Cỗ máy "Mặt Trời nhân tạo" mang lại thay đổi lớn

Theo các nhà khoa học, Mặt Trời cung cấp một nguồn năng lượng khổng lồ xuống Trái Đất. Mặc dù chúng ta đã có nhiều cách để khai thác năng lượng của Mặt Trời nhưng phần lớn vẫn chưa khai thác được nhiều.

Giáo sư Bernard Hoffschmidt, giám đốc Viện nghiên cứu Mặt Trời trực thuộc DLR cho biết: "Nếu bước vào phòng khi đèn đã bật, bạn có thể bị thiêu cháy ngay lập tức".

Để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra, thí nghiệm sẽ diễn ra bên trong buồng bức xạ bảo vệ.

Mục tiêu của thí nghiệm là tìm ra giải pháp tối ưu nhằm khám phs tiềm năng của nguồn năng lượng sạch dễ tái tạo và hy vọng có thể tiến hành thử nhiệm tạo nhiên liệu hydro.

Nhiều người xem hydro là nhiên liệu của tương lai vì không thải ra khí CO2 khi đốt, tức sẽ không làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, hydro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ nhưng lại là "của hiếm" trên Trái đất. Cách duy nhất để tạo ra hydro hiện nay là điện phân nước thành oxy và hydro.

Theo các nhà nghiên cứu, nhiều người xem hydro là nguồn nhiên liệu của tương lai vì khi đốt không phát thải ra khí CO2, không làm gia tăng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, dù hydro là nguyên tố có nhiều trong vũ trụ nhưng lại rất hiếm trên Trái Đất.

Hiện nay, cách duy nhất để tạo ra hydro hiện nay là điện phân nước thành oxy và hydro.

Chi 5 triệu USD, Đức chế tạo Mặt Trời nhân tạo lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Hiện nay, cách tạo ra hydro duy nhất là điện phân nước. Ảnh: Internet

Ông Johannes Remmel, giám đốc Cơ quan môi trường bang North Rhine – Westphalia (thuộc miền tay nước Đức), người khởi động cỗ máy cho biết, để đáp ứng được những mục tiêu về năng lượng tái tạo và phát triển nguồn năng lượng này, chính phủ phải dựa vào công nghệ hiện nay.

Công nghệ hiện đại như cỗ máy Synlight là cần thiết đối với sản xuất năng lượng tái tạo trong tương lai.

Các nhà khoa học kỳ vọng, thông qua cỗ máy Synlight có thể tạo ra phản ứng tạo ra hydro bằng cách dùng nhiệt độ cao. Nguồn Hydro này có thể được sử dụng làm nhiên liệu thân thiện với môi trường cho ô tô và máy bay.

Giáo sư Hoffschmidt cho biết: "Chúng ta cần hàng tỷ tấn hydro nếu muốn lái máy bay và ô tô với nhiên liệu không CO2. Biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng nhanh hơn, vì vậy chúng ta cần đẩy mạnh đổi mới".

Synlight ra đời sau gần 2 năm chế tạo với chi phí khổng lồ lên đến gần 5 triệu USD. Tuy nhiên, hiện cỗ máy này sử dụng nguồn năng lượng khổng lồ. Bốn giờ hoạt động của nó tiêu thụ tương đương với lượng điện sử dụng trong 1 năm của một hộ gia đình 4 người.

Do đó, mục tiêu sắp tới của các nhà khoa học là sử dụng ánh sáng Mặt Trời tự nhiên cho cỗ máy này và tạo ra nhiều lợi ích về nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường cho ngành công nghiệp, thương mại và nguồn năng lượng nghien cứu vũ trụ.

Nguồn: Sciencealert, ABC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại