Trong tự nhiên, Mặt Trời chính là một nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân khổng lồ thông qua phản ứng nhiệt hạch. Có thể nói đây là nguồn năng lượng vô tận đối với chúng ta. Không những sẵn có, nguồn năng lượng này cực kỳ sạch.
Gần như không tạo ra carbon, do đó năng lượng Mặt Trời không gây ra hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.
Bên cạnh việc khai thác năng lượng từ Mặt Trời, con người còn biết sử dụng năng lượng hóa thạch và cả phản ứng hạt nhân nhân tạo để phục vụ đời sống sản xuất. Mặc dù vậy, chúng ta đều biết rằng đây đều là các nguồn năng lượng không sạch!
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường cho môi trường, thế nhưng con người vẫn hằng ngày lệ thuộc vào chúng. Điều này khiến các nhà khoa học Canada đi tìm phương pháp thay thế chúng và kế hoạch của họ là thay thế hoàn toàn các nguồn năng lượng này năm 2030.
Đây cũng là chiến lược cắt giảm khí thải nhà kính theo thỏa thuận Paris về khí hậu nhằm giảm tối đa sự ảnh hưởng của hoạt động mà con người gây ra đối với sự nóng lên toàn cầu.
Khởi đầu là việc đóng cửa 4 nhà máy lớn nằm ở bốn tỉnh của Canada, từ đó cắt giảm 10% tổng lượng phát khí thải CO2 của Canada.
Bộ trưởng Môi trường Catherine McKenna của Canada cho biết việc làm này tương đương việc cắt giảm lượng khí thải của 1,3 triệu xe lưu thông sử dụng năng lượng hóa thạch.
Vậy các nhà khoa học sẽ thay thế các năng lượng này bằng nguồn năng lượng nào?
Năng lượng tổng hợp hạt nhân sẽ được đầu tư mạnh. Ảnh Internet.
Tương tự như cách Mặt Trời sản sinh ra năng lượng, các nhà khoa học sẽ tạo ra nguồn năng lượng thông qua sự phản ứng tổng hợp hạt nhân (Nuclear fusion).
Ngoài ra các nguồn năng lượng sạch khác như thủy điện, năng lượng mặt trời hay năng lượng gió vẫn là các nguồn năng lượng được ưu tiên phát triển.
Theo đó, tới năm 2030 tổng sản lượng của năng lượng sạch của Canada sẽ chiếm tới 90%. Mặc dù một số nhà máy sử dụng năng lượng hóa thạch vẫn được phép hoạt động nhưng đây là tín hiệu khả quan nhằm giảm lượng khí thải carbon ra môi trường.
Các nguồn năng lượng sạch khác cũng được ưu tiên. Ảnh Internet.
Đồng thời là hình mẫu cho các nước khác như Úc, Anh, Đan Mạch, Pháp và Hà Lan noi theo.
Nhóm các nhà khoa học tới từ Đại học Alberta, Đại học Saskatchewan (Canada)... đã cùng nhau lên kế hoạch thay thế nguồn năng lượng cũ này và đưa năng lượng tổng hợp hạt nhân trở thành năng lượng chính.
Ước tính cần khoảng 125 triệu đôla Mỹ (khoảng gần 3.000 tỷ VND) cho toàn bộ dự án.
Michael Delage, trưởng nhóm công nghệ của General Fusion (Phòng thí nghiệm tổng hợp hạt nhân lớn thứ hai ở Bắc Mỹ cho hay:
"Đây là một tiềm năng lớn... chúng ta cần tìm sự đầu tư vốn cho nghiên cứu để đảm bảo việc sản xuất, kỹ thuật để kiểm soát phản ứng".
Tương lai của năng lượng tổng hợp hạt nhân
Canada có đủ tiềm năng và năng lực để trở thành quốc gia tiên phong trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Ảnh Internet.
Việc thay thế các nguồn năng lượng từ dầu mỏ, khí đốt hay than đá, thậm chí cả năng lượng hạt nhân luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm cho con người và môi trường bằng một loại năng lượng sạch, thân thiện môi trường và giá thành thấp luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu.
"Nguồn năng lượng sạch luôn có sẵn ở khắp nơi trên Trái Đất - bạn có thể lấy nó ra từ nước. Giống như chúng ta có thể xây dựng nguồn năng lượng từ bất cứ nơi đâu", Delage cho hay.
Ông cũng bày tỏ niềm tin về tiềm năng mà loại năng lượng này mang lại, theo đó tới năm 2030 chúng ta sẽ "xóa sổ" các nguồn năng lượng nguy hại cho môi trường và thay thế chúng bằng năng lượng tổng hợp hạt nhân an toàn và thân thiện.
Không những thế nghành công nghiệp điện hạt nhân còn tạo ra hơn 70.000 việc làm mỗi năm cho Canada, với tiềm năng và năng lực của mình Canada sẽ là quốc gia tiên phong trong việc sử dụng nguồn năng lượng này.
Bài viết tham khảo các nguồn: Businessinsider.com, Nangluongvietnam.vn, Genk.vn