Bất ngờ với phát hiện kim tự tháp "bị nổ mất chóp " ở Ai Cập

Cẩm Mai |

Ai Cập từng sở hữu một kim tự tháp còn cao hơn 73m so với đại kim tự tháp Giza.

Nhưng kim tự tháp cao nhất này đã bị nổ cách đây 12.000 năm. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng phần trên của kim tự tháp "xấu số" này đã biến mất.

Bất ngờ với phát hiện kim tự tháp bị nổ mất chóp  ở Ai Cập - Ảnh 1.

Kim tự tháp đã bị mất phần trên.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu băn khoăn tự hỏi: Người cổ đại xây dựng kim tự tháp để làm gì? Có phải kim tự tháp không chỉ có ở Ai Cập, mà có ở khắp toàn cầu?

Tại sao các nền văn minh cổ đại xây dựng những kim tự tháp khắp toàn cầu cách đây hàng vạn năm? Vì sao các kết cấu xây dựng uy nghi thời xa xưa đều giống nhau đến kỳ lạ?

Có phải các nền văn minh cổ đại cách đây hàng vạn năm có chung một kiểu xây dựng? Nếu như vậy thì chúng có sự liên kết không? Nếu chúng có chung một kiểu xây dựng thì ai là người đã nghĩ ra?

Tại sao người cổ đại xây kim tự tháp trước tiên? Có phải kim tự tháp là mộ như các học giả đã nói? Hay kim tự tháp được xây dựng vì những mục đích khoa học khác mà chúng ta chưa biết đến?

Một trong số những kim tự tháp kỳ lạ là ở Abu Rawash, Ai Cập, cách đại kim tự tháp Giza 8km. Kim tự tháp Djedefre nằm hướng bắc và bị coi là "kim tự tháp đã mất".

Nhiều nhà nghiên cứu đã công nhận rằng kim tự tháp này chưa bao giờ được hoàn thành. Nó còn gây ngạc nhiên bởi kích thước lớn hơn đại kim tự tháp Giza.

Theo tài liệu "Kim tự tháp đã mất", kim tự tháp ở Abu Rawash cao đến 220m, tức là cao hơn 73m so với đại kim tự tháp Giza. Điều kỳ lạ nhất là kim tự tháp Djedefre đã bị biến mất phần trên.

Trong video khám phá di chỉ khảo cổ Abu Rawash, nhà nghiên cứu Brien Foerster cho rằng phần trên của kim tự tháp Djedefre đã bị nổ cách đây hàng vạn năm.

Bất ngờ với phát hiện kim tự tháp bị nổ mất chóp  ở Ai Cập - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Brien Foersterđi xem xét phần còn lại của kim tự tháp đã mất.

Có lẽ kim tự tháp Djedefre nằm trong Mạng lưới Năng lượng là hệ thống nhà máy điện cách đay hàng vạn năm trong khu vực gọi là "Vùng đất của Osiris" trong thời kỳ tiền triều đại của Ai Cập cổ đại.

Trong thời kỳ này, thánh thần cai trị vùng đất của các Pharaohs. Có thể kim tự tháp Djedefre đã bị nổ do hệ thống năng lượng không bền vững trong Kỷ Bằng hà cuối cùng.

Điều cuốn hút nhất của kim tự tháp Djedefrev là phải đi chân trần vào bên trong. Kim tự tháp Djedefrev nằm trên đỉnh đồi, nghĩa là thợ xây cổ đại đã từng phải đưa đá lên đồi cao và đặt đá chồng lên nhau.

Bên ngoài kim tự tháp lát đá granite bóng lộn, tảng đá vôi lớn được đặt lên đỉnh. Tên kim tự tháp này trong thời cổ đại là "Bầu trời sao của Djedefre".

Những gì còn lại bên trong kim tự tháp làm nảy sinh nhiều câu hỏi. Kim tự tháp Djedefrev đã từng được xây hoàn thiện, được coi là kim tự tháp đẹp nhất thời Ai Cập cổ đại.

Bất ngờ với phát hiện kim tự tháp bị nổ mất chóp  ở Ai Cập - Ảnh 3.

Phục dựng mô hình kim tự tháp Djedefrev.

Nhà nghiên cứu Brien Foerster coi kim tự tháp ở Abu Rawash là nhà máy điện cổ đại được xây dựng cách đây hàng vạn năm, đã bị nổ mất phần trên do hệ thống năng lượng không bền vững, hoặc vì lý do nào đó khác mà chúng ta chưa thể biết và cần phải nghiên cứu thêm.

Nguồn: Ancient Code

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại