Phát hiện nấm 50 triệu năm tuổi trong một khối hổ phách

Nguyễn Hằng |

Mới đây, các nhà khoa học bất ngờ tìm thấy loại nấm cổ 50 triệu năm tuổi thuộc kỷ Eocene trong một khối hổ phách.

Khối hổ phách được phát hiện gần vùng biển Baltic, nay thuộc khu vực nước Đức, Ba Lan, Nga và bán đảo Scandinavia.

Vùng Baltic là một nơi có trầm tích hổ phách có niên đại tới hàng triệu năm lớn nhất thế giới và hiện vẫn còn tiếp tục được khai thác và nghiên cứu.

Phát hiện nấm 50 triệu năm tuổi trong một khối hổ phách - Ảnh 1.

Khối hổ phách đặc biệt này lưu giữ một cây nấm cổ 50 triệu năm tuổi, một lớp vỏ ngoài của bọ que và một sợi lông chuột.

"Nguồn" hổ phách Baltic nổi tiếng của khu vực Bắc Âu được hình thành từ nhựa hóa thạch rỉ ra từ những khu rừng tùng bách cận nhiệt rộng lớn cách đây hàng chục triệu năm về trước.

Ngoài việc phát hiện nấm cổ, các nhà khoa học còn phát hiện xác côn trùng và một ít lông của động vật gặm nhấm.

Con côn trùng đang ăn nấm kịp nhảy khỏi bộ da cũ chỉ vài giây trước khi nhựa cây bao phủ. Sinh vật may mắn thoát khỏi khung cảnh được bảo tồn gìn giữ hàng triệu năm dưới lớp hổ phách, và chỉ để lại bên trong lớp vỏ cũ sau lột xác.

Kết quả nghiên cứu về loại nấm cổ đại này đã được công bố trên tạp chí Biology. Theo ông George Poinar, nhà nghiên cứu tại Đại học khoa học thuộc bang Oregon, Mỹ: " Từ những gì quan sát được trong khối hổ phách, cây nấm nhỏ có thể đang bị chuột gặp dở dưới một gốc cây."

Các nhà nghiên cứu cũng đều phỏng đoán câu chuyện "mắc kẹt trong hổ phách" này là: Một cây nấm nhỏ mọc trên một thân cây có khả năng bị cắn bởi một loài động vật gặm nhấm và một con côn trùng bé nhỏ tấn công. Điều đặc biệt là chúng vừa kịp trốn chạy trước khi lớp nhựa cây chảy xuống.

Theo ông Poinar cho biết: "Côn trùng bé nhỏ trong hóa thạch này là bọ que, một trong những loại côn trùng thường sử dụng vẻ ngoài giống cành cây hoặc lá để ngụy trang.

Phát hiện nấm 50 triệu năm tuổi trong một khối hổ phách - Ảnh 2.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm thấy khối hổ phách có chứa hóa thạch của một côn trùng cổ vừa kịp thoát chết.

Nó có thể lột da nhiều lần trước khi trưởng thành trong vòng đời hai tháng ngắn ngủi của mình. Trong trường hợp này, khả năng nhanh chóng thoát khỏi lớp da lột cùng sự thông minh, nhạy bén nhận diện tình hình sắp tới đã cứu sống nó".

Đây thực sự là một lối thoát hẹp, thoát chết trong gang tấc. Lớp vỏ cũ bên ngoài của con bọ que được tồn tại trong hổ phách hoàn toàn rõ nét, cho thấy những đường gân nhỏ có thể đã biến mất nếu như con bọ cởi bỏ lớp vỏ bên ngoài từ lâu trước khi bị nhựa cây bao trùm lên.

Nhà nghiên cứu Poinar giải thích thêm, cả loài nấm cổ và bọ que trong khối hổ phách này đến nay đều đã tuyệt chủng.

Mặc dù trước đó nấm được phát hiện nhiều lần trong các hóa thạch ở những vùng khác trên thế giới, nhưng đây mới là mẫu nấm đầu tiên xuất hiện trong hổ phách tại vùng Baltic và chứa những sinh vật cổ.

Qua những hóa thạch hổ phách này sẽ giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn sâu hơn về các dạng sống và thêm những cơ sở để giúp tìm ra đặc điểm khác biệt và tái hiện lại hệ sinh thái cổ.

Nguồn: Seeker

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại