Tuổi thơ dữ dội (P2): Đau đến "tê não" khi... cắn phải lưỡi!

Trang Ly |

Ai trong chúng ta cũng đều có "tấm vé" trở về tuổi thơ dù cho kỉ niệm đó vui, hạnh phúc hay... đau đến phát khóc!

Nếu như ở Phần 1, độc giả đã được trở về tuổi thơ với bài viết chủ đề giẫm phải đinh, mảnh sành, gai nhọn trong những ngày lén mẹ, đầu trần chân đất đi chơi (mời bạn đọc Tại đây), thì ở Phần 2 trong loạt bài Tuổi thơ dữ dội - Những tấm vé tuyệt vời về lại tuổi thơ này, độc giả sẽ được hồi tưởng lại cảm giác bị cắn phải lưỡi khi ăn hoặc vấp ngã.

Nghe thì có vẻ bạo lực khi cho rằng đây là cách để ta nghĩ về hồi bé, song tuổi thơ lại trở nên đẹp hơn khi ta nhớ lại những lần khóc nhè, ăn vạ với mẹ. 

Nếu không có những "vấp ngã", làm sao ta trưởng thành đây?!

Tuổi thơ dữ dội (P2): Đau đến tê não khi... cắn phải lưỡi! - Ảnh 1.

 Mời bạn trở về tuổi thơ...

Tuổi thơ dữ dội (P2): Đau đến tê não khi... cắn phải lưỡi! - Ảnh 2.

 ...với loạt bài những "tai nạn" nhỏ đính kèm cách chữa trị mini... Ảnh: Herman Damar.

Cắn phải lưỡi, riêng cụm từ này thôi đã khiến chúng ta cảm thấy đau đến "tê não", đau đến... cứng cả lưỡi theo đúng nghĩa đen của nó.

Thế mà chẳng ai ngờ, nỗi đau này trẻ con và nhiều người lớn chúng ta vẫn phải trải qua trong sinh hoạt, vận động, ăn uống, thậm chí là khi ngủ mơ.

Nhớ hồi còn bé, vì muốn nhanh chóng kết thúc bữa ăn để đi chơi cùng chúng bạn hay lao nhao lên "nói leo" cùng bố mẹ trong giờ cơm mà tôi cắn phải lưỡi không ít lần.

Rồi sau đó, vì bất ngờ và vì đau quá mà nằm lăn ra khóc... ăn vạ, để mặc cơm trong miệng cứ thế tuôn theo dòng nước mắt, nước mũi.

Tuổi thơ dữ dội (P2): Đau đến tê não khi... cắn phải lưỡi! - Ảnh 3.

 Trẻ rất dễ cắn vào lưỡi khi ăn uống. Hình minh họa.

Tuổi thơ dữ dội (P2): Đau đến tê não khi... cắn phải lưỡi! - Ảnh 4.

 Rồi khóc nhè, ăn vạ mẹ. Hình minh họa.

Tai nạn mà đến "trời đánh cũng không tránh bữa ăn" này ít ra cũng có lợi cho cái tính xấu lười ăn của đứa nhóc siêu còi là tôi.

Bố mẹ vì xót con mà tập trung hết sức để chữa trị cho cái lưỡi đang... sưng vù (theo cách hiểu trẻ con) của mình, và không giục đứa trẻ đang khóc nhè là tôi ăn thêm cơm để "con phải ăn nhiều mới lớn nhanh như... siêu nhân được!!!".

Mặc dù kỉ niệm "xương máu" này không hề dễ chịu hay đáng yêu tẹo nào, nhưng nó gắn liền với những ký ức một thời hay "khóc nhè chè thiu" của không ít người trong chúng ta.

Trưởng thành hơn một chút, đôi khi người lớn chúng ta vẫn mắc phải sự cố "vạ miệng" này. Nhiều người thiên về tâm linh một chút sẽ cho rằng, cắn vào lưỡi là có điềm báo gì rồi.

Điềm thì đúng là có điềm thật, vì dự báo là vài ngày tới, thậm chí là 2 tuần (nếu vết cắn lớn) bạn có thể sẽ gặp khó khăn hơn bình thường trong việc ăn uống!

Tuổi thơ dữ dội (P2): Đau đến tê não khi... cắn phải lưỡi! - Ảnh 5.

 Vết rách ở lưỡi dù to hay nhỏ cũng đều gây khó khăn khi ăn uống. Hình: Wikihow.

Dưới góc độ khoa học, lưỡi là cơ khỏe nhất trên cơ thể người. Tuy nhiên, cơ hàm cùng tốc độ nhai trơn tru khi vấp phải lưỡi cũng khiến bề mặt lưỡi bị tổn thương nhất định.

Đau là thế, bất ngờ với cơn đau này là thế, nhưng mấy ai trong chúng ta đã biết cách "khắc phục hậu quả cơn đau" chưa?

Các bạn làm theo cách này để không những chữa cho mình mà còn cho những "thế hệ F1" của chúng ta nhé.

Cách chữa vết rách ở lưỡi

Về cơ bản, khoang miệng chúng ta có một ưu thế nổi trội so với các bộ phận khác của cơ thể đó là được bao phủ bởi lớp nước bọt. Chẳng thế mà khi trẻ con chúng ta bị muỗi cắn, mẹ vẫn hay chấm nước bọt bôi vào đấy ư.

Do đó, với những vết thương nhẹ, lưỡi có thể "tự chữa" cho mình. Tuy nhiên, với những tổn thương lớn (như rách lưỡi khi chơi thể thao, ngã...), bạn cần trang bị ngay kiến thức chữa vết rách ở lưỡi để tránh lở loét, nhiễm trùng lưỡi.

- Ngay sau khi cắn vào lưỡi, súc sạch miệng với nước sạch, sau đó lấy bông cầm máu. (Nếu vết cắn nông thì lưỡi có thể tự hồi phục sau vài ngày).

Trường hợp lưỡi chảy nhiều máu và vết thương sâu, cần:

- Sát trùng vết thương bằng nước muối pha loãng, nước chanh pha loãng. Bạn cũng có thể ngậm một muỗng mật ong nhỏ hoặc chườm đá để giúp giảm đau.

Tuổi thơ dữ dội (P2): Đau đến tê não khi... cắn phải lưỡi! - Ảnh 6.

 Chườm đá ngay sau khi cắn vào lưỡi để giảm đau. Hình: Wikihow.

Trong thời gian lưỡi bị tổn thương, nên bổ sung các vitamin B hoặc C để lưỡi mau lành. Tuyệt đối tránh ăn quá mặn, quá nóng, đồ cay và đồ cứng vì nó có thể khiến vết thương thêm loét, khó lành.

Tuổi thơ dữ dội (P2): Đau đến tê não khi... cắn phải lưỡi! - Ảnh 7.

 Bổ sung vitamin B, C để vết thương mau lành. Hình: Wikihow.

- Trong trường hợp, vết thương quá sâu và chảy máu liên tục, cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ tiến hành sát khuẩn, cầm máu và tiêm vacxin phòng uốn ván.

Chúc bạn và gia đình vui chơi và ăn uống khỏe mạnh!

Trong loạt bài Tuổi thơ dữ dội, độc giả không những được khơi dậy những "tai nạn" to đùng như con voi của mình hồi bé mà còn được tích thêm những kinh nghiệm chữa đau để dùng cho con cái hay người thân của mình nếu chẳng may gặp phải.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại