Tuổi thơ dữ dội (P1): "Thốn tận rốn" vì giẫm phải đinh

Trang Ly |

Giẫm phải đinh là một trong những nỗi đau kinh hoàng nhất trong cuộc đời bạn: Nó đau đến... lạnh sống lưng!

Trong chúng ta, những người đã trưởng thành, ai ai cũng từng có những ký ức tuổi thơ tươi đẹp. Những tháng ngày rong chơi quên lời mẹ dặn. Và trong những buổi rong chơi ấy, lũ trẻ con chúng ta vẫn hay đầu trần, chân đất để bắt chuồn chuồn, tắm sông hay thả diều...

Trẻ con mà! Đứa nào cũng vô tư, chẳng chịu hiểu lời cha mẹ dặn để rồi trở về nhà với khuôn mặt mếu máo đẫm nước mắt vì "Con giẫm phải gai, đau lắm!!!"....

Tuổi thơ dữ dội (P1): Thốn tận rốn vì giẫm phải đinh - Ảnh 1.

 "Con đau lắm..." Hình minh họa.

Khi click vào đọc bài viết này, bạn có đang hồi tưởng lại lần mình bị "sao quả tạ" chiếu khi vô tình giẫm phải đinh nhọn, gai hay mảnh sành khi còn bé không?

Chắc chắn cảm giác đầu tiên đến với bạn là đau buốt đến lạnh sống lưng (hay đau đến "thốn tận rốn" như cách nói vui của giới trẻ).

Tuổi thơ dữ dội (P1): Thốn tận rốn vì giẫm phải đinh - Ảnh 2.

 Cảm giác này... phải nói là quá đau!

Việc làm tiếp theo là vụng về lấy đinh, gai ra càng nhanh càng tốt, rồi sau đó lại khóc thét vì máu chảy tùm lum.

Và phương án cuối cùng là chạy về... mách mẹ!

"Tai nạn tuổi thơ" này ngay cả bản thân tôi cũng gặp phải không ít lần trốn học đi chơi hay mải mê với chúng bạn quên cả giờ về.

Đó là những kỉ niệm tuyệt đẹp mà tôi tin ai cũng cảm thấy hạnh phúc khi nhớ về giữa bộn bề cuộc sống hiện đại ngày nay.

Khi đã lớn rồi, bạn có bao giờ thắc mắc "đau là gì?" chưa? Tại sao mỗi khi đau, biểu hiện rõ ràng và phần lớn chúng ta đều có là khóc?

Tuổi thơ dữ dội (P1): Thốn tận rốn vì giẫm phải đinh - Ảnh 3.

 Khóc có tác dụng gì?

Cùng tìm hiểu qua lý giải khoa học dưới đây nhé:

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Đau Quốc tế (IASP), đau là một cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào.

Theo phân loại của các nhà khoa học, cảm giác đau khi giẫm phải gai, đinh, mảnh sành thuộc về loại đau do cảm thụ thần kinh.

Đây là cơ chế thường gặp khi chúng ta bị chấn thương, nhiễm trùng... Khi đó, các thụ cảm thể (phân bố khắp cơ thể, cảm nhận các loại đau do cơ học, nhiệt, áp lực, hóa học) dẫn truyền về thần kinh trung ương.

Tuổi thơ dữ dội (P1): Thốn tận rốn vì giẫm phải đinh - Ảnh 4.

 Hình minh họa.

Khoảnh khắc sau khi giẫm phải vật nhọn, phần não chịu trách nhiệm về cảm giác đau vật lý sẽ xử lý và sẽ truyền "thông tin" khiến bạn cảm thấy đau. Phản xạ tiếp theo là... khóc nhè.

Này, bạn đừng xem nhẹ tác dụng của việc khóc nhé. Vì các nhà khoa học chứng minh, khóc giúp hệ thần kinh sản xuất các loại hormone có tác dụng giảm đau, an thần đấy!

Khóc xong rồi thì mẹ phải sơ cứu sao cho chúng mình không bị nhiễm trùng đây?

Làm gì khi giẫm phải đinh, gai, mảnh sành...?

Bên cạnh yếu tố bản năng sinh tồn của đau để chúng ta (và cả các loại động vật) có phản ứng, theo phản xạ hay kinh nghiệm, tránh để không tiếp tục bị chấn thương.

Thì, khi bị đau, trong trường hợp cụ thể này là giẫm phải đinh (gai nhọn, mảnh sành...) thì bạn và gia đình không nên xem nhẹ rồi có những sơ cứu đơn giản.

Tuổi thơ dữ dội (P1): Thốn tận rốn vì giẫm phải đinh - Ảnh 5.

 Bạn nên chú ý quét sạch mọi vật nhọn dưới sàn nhà để bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Hình minh họa.

Cuối tháng 3 năm 2016, các bác sĩ thuộc khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng) vừa chữa khỏi cho một em nhỏ 9 tuổi hôn mê 1 tháng sau khi giẫm phải gai tre (chỉ dài 1cm), với các biểu hiện ban đầu khi em giẫm phải gai là sốt cao, suy hô hấp độ 3, cứng hàm và hôn mê.

Ví dụ này giúp lưu ý các bậc phụ huynh tạo cho trẻ môi trường vui chơi lành mạnh, an toàn, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức, trẻ hay đi chân trần.

Theo các bác sĩ, các vết thương dù rất nhỏ nhưng nếu dính với đất, cát cũng đều có nguy cơ chứa nha bào uốn ván (nha bào uốn ván đề kháng mạnh với chất sát trùng và có thể chịu được nhiệt cao).

Vì vậy, sau khi giẫm phải vật nhọn dưới đất, người gặp nạn cần được thực hiện các bước sau (do chủ động hoặc được người khác sơ cứu):

- Rửa sạch vết thương bằng nước sát khuẩn.

- Lấy sạch đất, cát, dị vật ra.

- Tuyệt đối không băng kín vết thương (tránh tạo môi trường thuận lợi cho nha bào uốn ván phát triển).

- Sau đó, đưa người gặp nạn đến cơ sở y tế gần nhất.

Tuổi thơ dữ dội (P1): Thốn tận rốn vì giẫm phải đinh - Ảnh 6.

 Nếu giẫm phải đinh, hãy đến cơ sở gần nhất để được chữa trị kịp thời, đúng cách. Hình minh họa.

- Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm phòng uốn ván, đồng thời tiêm huyết thanh kháng uốn ván (tiêm SAT).

Chúc bạn cẩn trọng trong bảo vệ mình và người thân cũng như đủ bản lĩnh và bình tĩnh để xử lý mọi tai nạn đúng quy trình và an toàn nhất!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại