Biến đổi khí hậu đã nhấn chìm vĩnh viễn 5 hòn đảo Thái Bình Dương

Cẩm Mai |

Vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng trở nên trầm trọng. Cuộc nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia cho thấy 5 hòn đảo thuộc Thái Bình Dương dường như đã biến mất.

Năm hòn đảo Kakatina, Kale, Rapita, Rehana và Zollies thuộc quần đảo Solomon phía tây Thái Bình Dương đã biến mất cùng các thảm thực vật với diện tích tổng cộng khoảng 5 ha.


Một góc quần đảo Solomon.

Một góc quần đảo Solomon.

Những hòn đảo này hoang vu, không có cư dân sinh sống, chỉ có ngư dân ghé vào trú ẩn. Hơn nữa, nước biển dâng và sóng lớn gây xói mòn cũng làm cho 6 đảo san hô khác thuộc quần đảo Solomon đang bị de dọa biến mất nghiêm trọng.

Nghiên cứu cũng đưa ra cảnh báo, 2 thập kỷ nữa, nếu tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn, sẽ làm 11 hòn đảo phía bắc quần đảo Solomon biến mất, xóa sổ hoàn toàn hai ngôi làng tồn tại từ năm 1935.

Cuộc nghiên cứu tiến hành dựa vào các bức ảnh chụp từ máy bay và vệ tinh từ năm 1947 đến 2014 để tìm hiểu tỷ lệ xói mòn của 33 hòn đảo, nhằm thấy được sự biến đổi tự nhiên trong khu vực.


Hòn đảo Kakatina ngày trước chơ vơ giữa biển.

Hòn đảo Kakatina ngày trước chơ vơ giữa biển.

Theo nhà khoa học Albert thuộc trường ĐH Queensland (Australia), phía tây Thái Bình Dương đang bị coi là điểm nóng về tình trạng nước biển dâng cao gấp 3 lần so với mức trung bình khiến cư dân phải di chuyển lên cao.

Quần đảo Solomon có khoảng 560.000 dân sinh sống rải rác trên gần 1.000 hòn đảo. Nhiều người dân đã buộc phải di chuyển đến sống trên núi cao vì nước biển dâng cuốn trôi nhà cửa.

Thị trấn Taro, thủ phủ tỉnh Choiseul cũng đang phải tái định cư cho người dân. Trong khi đó,1/2 số nhà dân trong một ngôi làng trong tỉnh đã bị cuốn trôi ra biển.


Môi trường thiên nhiên trên quần đảo Solomon cần được giữ gìn.

Môi trường thiên nhiên trên quần đảo Solomon cần được giữ gìn.

Kết quả của nghiên cứu trên vừa là lời cảnh báo, vừa là lời kêu gọi cộng đồng quốc tế, các chính phủ cần có những hành động thiết thực, phản ứng kịp thời và giải pháp môi trường khẩn cấp để đối phó với biến đổi khí hậu, cứu lấy môi trường biển, giữ gìn các hòn đảo trước khi quá muộn.

Nguồn: Gizmodo, Cdn.ampproject.org, Theborneopost

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại