Tên lửa diệt hạm Trung Quốc dễ bị đánh chặn

Chuyên gia quân sự Minh Quân |

Các loại tên lửa diệt hạm của Trung Quốc kể cả phiên bản xuất khẩu đều chưa trải qua thực chiến, thế nên chất lượng của chúng đến đâu cũng còn là một câu hỏi ngỏ.

Trung Quốc đang ngày càng tập trung những nguồn lực vào thiết kế và chế tạo hàng loạt hệ thống vũ khí tiên tiến khác nhau. Về lĩnh vực phát triển tên lửa chiến thuật, thì chỉ có tên lửa diệt hạm được đánh giá là phát triển có chiều sâu và tốc độ nhanh nhất.

Trung Quốc hiện đang chế tạo và cung cấp các hệ tên lửa có khả năng sử dụng trong tác chiến từ phòng thủ bờ biển biển, môi trường biển nông/duyên hải và tác chiến tầm xa ngoài đường chân trời (ngoài khơi xa).

Dưới đây xin điểm qua về một số loại tên lửa diệt hạm do Trung Quốc tự sản xuất:

1. Tên lửa diệt hạm C-704

Những tin đồn về hệ tên lửa này chỉ chấm dứt, sau khi CASIC lần đầu tiên trưng bày công khai tên lửa với tên gọi C-704 vào tháng 11/2006.

Hiện nay, với tư cách là một bộ phận của họ sản phẩm này được quảng cáo, tên lửa C-704 còn là một phiên bản khác của các vũ khí được chế tạo theo đơn đặt hàng riêng cho Iran và có nhiều tên gọi khác nhau.

Năm 2004, Tập đoàn công nghiệp hàng không Hongdu Trung Quốc đã trưng bày hai thiết kế tên lửa được ký hiệu là TL-6 và TL-1.

Những tên lửa này giống với hai tên lửa của I-ran là Nasr (TL-6) và Korsa (TL-10) - cả hai tên lửa đều được công bố là những sản phẩm chế tạo trong nước của Tổ hợp công nghiệp hàng không vũ trụ I-ran (IAIO).


Tên lửa diệt hạm C-704.

Tên lửa diệt hạm C-704.

Tuy nhiên, dư luận cũng nhanh chóng nhận ra rằng hai chương trình tên lửa bí mật đã được CATIC (Công ty xuất nhập không công nghệ hàng không quốc gia Trung Quốc) công khai cách đây hai năm (TL - 8 và TL - 9) chính là tên lửa TL-10 và TL- 6 dưới một tên gọi mới.

Vào năm 2006, tên lửa TL-6 và TL-10 một lần nữa lại không thấy xuất hiện (biến mất).

Thực tế, tên lửa TL-10 đã được trưng bày tại Triển lãm hàng không Trung Quốc 2006, mà không được nhận biết, nó được treo dưới cánh của một máy bay tấn công hạng nhẹ hoặc máy bay huấn luyện hiện đại L-15 Hongdu.

Còn tên lửa TL-6 không thấy có một dấu hiệu nào, ngoại trừ việc CASIC trưng bày một tên lửa giống một cách cơ bản nhưng lại mang một ký hiệu khác, đó là C-704.

Các quan chức CASIC phủ nhận một cách quyết liệt rằng C-704 không hệ có liên quan đến bất kỳ chương trình tên lửa nào trước đây của Trung Quốc, đồng thời khước từ đưa ra bất kỳ những chi tiết nào về tên lửa hay lịch sử phát triển của chúng.

Tuy nhiên, số liệu kỹ thuật do CPMIEC (Công ty xuất nhập khẩu máy chính xác Trung Quốc - một tổ chức của chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm về xuất khẩu tên lửa ra nước ngoài) cung cấp, lại cho thấy tên lửa C-704 và TL-6 là gần như giống nhau hoàn toàn.

Một vài tham số tính năng của tên lửa C-704 "thực" được cải thiện khi so với thiết kế tên lửa TL-6 vào năm 2004, còn những khía cạnh khác thì hai tên lửa hoàn toàn giống nhau (không thể phân biệt được).

Vì nhiều lý do đã bị chìm lấp trong mớ bùng nhùng của thói quan liêu trong ngành công nghiệp của Trung Quốc, chương trình C-704/TL-6 giờ đây được đặt dưới sự chỉ đạo của CASIC, và công ty này đã phát triển đến giai đoạn đưa vào chế tạo và đưa ra thị trường xuất khẩu.

Thông tin do CPMIEC công bố cho thấy rằng C-704 thực chất đang được chế tạo quy mô (số lượng lớn) và khi tên lửa TL-6 được bàn thảo với các nhà thiết kế Hongdu năm 2004, họ đã khẳng định rằng đó là một chương trình xuất khẩu cho I-ran.

2. Tên lửa diệt hạm C-801 và C-802

Loạt tên lửa C-801 và C-802 - sản phẩm của một quá trình tiến triển lâu dài và bền bỉ - là hệ tên lửa diệt hạm của Trung Quốc có ý nghĩa nhất trong kho vũ khí trang bị hiện có và đang chế tạo cho tới nay.

Phiên bản đầu tiên C-801 (YJ-8) được đưa vào trang bị cuối những năm 1980 của thế kỷ 20 và đã được xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới kể cả cho Thái Lan.

Tên lửa C-801 được mô tả như là “Exocet Trung Quốc” vì nó bắt chước thiết kế tên lửa MM38/MM39 Exocet của Pháp.

Phiên bản phóng từ trên không C-801K (YJ-8K) được trang bị cho máy bay cường kích JH-7 của không quân hải quân Trung Quốc.

Phiên bản phóng từ tàu ngầm (C-801 Q/YJ-8Q) đã được đưa vào trang bị của hải quân Trung Quốc trên các tàu ngầm Type-039 lớp Song, và có thể đã xuất khẩu cho I-ran.

Mẫu tên lửa tiếp sau C - 802 (YJ-82) là một cải tiến đáng kể của thiết kế cơ bản. Tên lửa C-802, dài hơn và nặng hơn, sử dụng động cơ đẩy tuabin phản lực để tầm bắn xa hơn và tầm hiệu quả đạt trên 120 km.

Tính năng này đạt được có thể là nhờ lắp thêm động cơ tua bin siêu nhỏ TRI-60-2 Microturbo do Pháp chế tạo. Sau này, động cơ TRI-60-2 đã được chế tạo tại Trung Quốc.

Năm 2005, tên lửa C-802 đã được cải tiến theo tiêu chuẩn C-802A với tầm bắn tăng lên tới 180 km và được lắp một đường truyền dữ liệu để cập nhật số liệu chỉ điểm mục tiêu cho tên lửa trên đường bay.


Tên lửa diệt hạm C-802A.

Tên lửa diệt hạm C-802A.

Tên lửa C-802A hiện nay đóng vai trò tên lửa diệt hạm phòng tuyến bên trong tầm xa của Trung Quốc với khối đầu đạn bán xuyên giáp nổ phá nặng 165 kg.

Ngoài ra, đã có thông tin cho rằng một hệ thống dẫn đường qua vệ tinh đã được phát triển cho tên lửa C- 802A, đem lại khả năng tấn công mục tiêu mặt đất cho hệ tên lửa này.

Năm 2006, CASIC đã trưng bày một phiên bản tên lửa C-802 phóng từ trên không lần đầu tiên với tên gọi C-802KD.

Mặc dù sự tồn tại của một phiên bản tên lửa phóng từ trên không đã được nhắc đến một đôi lần và người ta cho rằng nó đã được xuất khẩu cho I-ran và được lắp trên các máy bay Su-24 của không quân.

Sự xuất hiện của phiên bản C-802KD đã được một số nhà phân tích coi đó là bằng chứng khẳng định về một phiên bản mới có điều khiển chính xác của tên lửa C-802 hiện đã tồn tại và được sử dụng để chống các mục tiêu mặt đất và trên biển.

Trung Quốc có thể đang phát triển một phiên bản tên lửa bay với vận tốc siêu âm thế hệ kế tiếp của họ tên lửa này, được mang ký hiệu C-803 (YJ -83).

Dù có những bằng chứng ban đầu và thông báo liên tục về hệ vũ khí này, nhưng chắc chắn hệ tên lửa này chưa có trong trang bị và không được khẳng định

3. Tên lửa diệt hạm C-602

Tên lửa C-602 được xem là một đột phá về tên lửa diệt hạm của Trung Quốc bởi vì đây là một sự khởi đầu quan trọng về độ chính xác và tầm bắn. Thực chất đây là một tên lửa hành trình, được thiết kế lại để dùng cho vai trò tấn công mục tiêu trên biển.


Tên lửa diệt hạm C-602.

Tên lửa diệt hạm C-602.

Thiết kế cơ bản của tên lửa rõ ràng là một bước tiến và tính năng của C-602 hiện nay có thể mới đạt ở mức thấp trong những khả năng theo lý thuyết của cấu hình tên lửa này. Kể từ năm 2005 tên lửa C- 602 đã được tiếp thị trên thị trường xuất khẩu.

Về hình dáng, tên lửa xuất khẩu C- 602 khá giống với tên lửa cổ điển C-601 (họ tên lửa YJ -6/YJ-61), một thiết kế của Trung Quốc vào thập kỷ 60 dựa trên mẫu tên lửa SS-N-2 Styx của Liên Xô.

Tuy nhiên, C- 602 lắp động cơ tuabin phản lực lại là một thiết kế hoàn toàn mới, rất hiện đại với tầm bắn tới 280 km.

Được phát triển tại Trung Quốc với tên gọi YJ -62, tên lửa hiện nay đang được đưa vào trang bị cho các tàu khu trục lớp Lan Châu Type 052C của hải quân Trung Quốc, được hạ thuỷ đầu tiên vào năm 2004.

Khi triển khai trên biển, hệ thống tên lửa sử dụng các bệ phóng 4 tên lửa được bố trí thành từng cặp. Khi triển khai trên bờ một đơn vị chiến đấu gồm 4 xe bệ phóng, mỗi xe ba tên lửa, cùng với các xe chỉ huy và bảo đảm khác.

Động cơ đẩy thuốc phóng rắn sẽ phóng tên lửa C-602 từ ống phóng hình trụ, trước khi động cơ tua bin phản lực (với một cửa hút khí bố trí dưới thân tên lửa) khởi động để duy trì đường bay.

ên lửa được thiết kế để bay hành trình ở độ cao 30 m trước khi hạ thấp xuống độ cao tấn công nằm trong khoảng từ 7 m đến 10 m. Vận tốc bay thay đổi trong khoảng 0,6 và 0,8 Mach.

Tên lửa có thể tác chiến trong điều kiện biển động cấp 6 để chống các mục tiêu di chuyển với vận tốc 30 hải lý /giờ, tiết diện phản xạ rađa hiệu dụng 3000 m2. Đầu tìm radar xung đơn, linh hoạt tần số của C- 602 có tầm hiệu quả 40 km và góc quan sát (+/-) 40 độ.

Để dẫn đường giai đoạn giữa, tên lửa được lắp một hệ thống đạo hàng quán tính hướng xuống dưới và một máy thu GPS kết hợp. Đầu chiến đấu nửa xuyên giáp nổ phá nặng 300 kg sử dụng ngòi tiếp xúc giữ chậm cơ điện tử.

Không việc gì phải sợ!

Không thể phủ nhận thành công của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc khi họ liên tiếp đưa vào sản xuất những loại tên lửa đối hải ngày càng hiện đại hơn với tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn.

Tuy nhiên, cũng có một thực tế mà chúng ta không thể bỏ qua, hầu hết các loại tên lửa đối hải Trung Quốc đều sao chép mẫu mã của các loại tên lửa nổi tiếng của các cường quốc quân sự như Exocet, Harpoon, Styx…

Người Trung Quốc rất giỏi trong việc thiết kế quy trình ngược nhưng họ lại quên một điều rằng, tên lửa không chỉ là tên lửa. Một hệ thống tên lửa hoàn chỉnh gồm rất nhiều bộ phận như: radar nhận dạng mục tiêu, radar điều khiển hỏa lực, radar thời tiết,…

Với những cường quốc có trình độ khoa học kỹ thuật quân sự cao như Mỹ, Nga, Pháp,… thì mỗi loại tên lửa được họ thiết kế ra sẽ hoàn chính, đầy đủ các thành phần và có tính đồng bộ cao.

Người Trung Quốc không làm được điều đó, rất có thể tên lửa của họ sẽ bay đi với sự chỉ thị mục tiêu của một radar kiểu Pháp, được điều khiển bởi một radar kiểu Nga,… và cái gì không đồng bộ cũng đều kém tin cậy.

Các loại tên lửa đối hải của Trung Quốc kể cả phiên bản xuất khẩu đều chưa trải qua thực chiến, thế nên chất lượng của chúng đến đâu cũng còn là một câu hỏi ngỏ.

Một thực tế nữa cũng cần chỉ ra là mấy loại tên lửa đối hải Trung Quốc vừa liệt kê ở trên đều có tốc độ dưới âm hoặc cao nhất là cận âm. Đây là nhược điểm khiến chúng dễ bị đánh chặn bởi các loại vũ khí phòng thủ chống tên lửa của chiến hạm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại