9 loại vũ khí bị cấm trong chiến tranh

Đức Anh |

Vũ khí hóa học, sinh học, bom chùm là những vũ khí điển hình bị cấm sử dụng trong chiến tranh do mức độ sát thương lớn và ảnh hưởng lâu dài với nhân loại.


Khí độc đứng đầu bảng trong Danh sách những vũ khí bị cấm sử dụng trong chiến tranh theo Công ước Liên Hiệp Quốc về các loại vũ khí thông thường. Chất độc thần kinh như Sarin. Người hít phải Sarin hoặc tiếp xúc qua da có thể tử vong chỉ sau vài phút.

Khí độc đứng đầu bảng trong Danh sách những vũ khí bị cấm sử dụng trong chiến tranh theo Công ước Liên Hiệp Quốc về các loại vũ khí thông thường. Chất độc thần kinh như Sarin. Người hít phải Sarin hoặc tiếp xúc qua da có thể tử vong chỉ sau vài phút.


Bom phi kim loại: Trong nghị định thư I, Liên Hiệp Quốc cấm sử dụng vật liệu phi kim loại trong chế tạo bom, đầu đạn các loại mà những mạnh vỡ của chúng không thể phát hiện bằng cách chụp X-quang. Nếu không thể phát hiện bằng X-quang thì rất khó khăn để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể người.

Bom phi kim loại: Trong nghị định thư I, Liên Hiệp Quốc cấm sử dụng vật liệu phi kim loại trong chế tạo bom, đầu đạn các loại mà những mạnh vỡ của chúng không thể phát hiện bằng cách chụp X-quang. Nếu không thể phát hiện bằng X-quang thì rất khó khăn để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể người.


Mìn đất: Sự thất bại về lệnh cấm sử dụng mìn sát thương cá nhân trong Công ước năm 1979 đã dẫn đến Hiệp ước Ottawa yêu cầu hạn chế sử dụng mìn sát thương trong chiến tranh.

Khi chiến sự kết thúc, bên rải mìn phải có trách nhiệm dọn sạch chúng để tránh gây thương vong cho thường dân. Tuy nhiên, hiệp ước này không bao gồm mìn chống tăng và các loại mìn điều khiển từ xa.

Mìn đất: Sự thất bại về lệnh cấm sử dụng mìn sát thương cá nhân trong Công ước năm 1979 đã dẫn đến Hiệp ước Ottawa yêu cầu hạn chế sử dụng mìn sát thương trong chiến tranh.

Khi chiến sự kết thúc, bên rải mìn phải có trách nhiệm dọn sạch chúng để tránh gây thương vong cho thường dân. Tuy nhiên, hiệp ước này không bao gồm mìn chống tăng và các loại mìn điều khiển từ xa.


Vũ khí gây cháy: Nghị định thư III cấm sử dụng các loại vũ khí gây cháy như: Súng phun lửa, bom napalm, hoặc các phản ứng hóa học sản sinh nhiệt khác trong các khu vực thường dân. Súng phun lửa có thể được sử dụng, nhưng không được dùng để tấn công thường dân.

Vũ khí gây cháy: Nghị định thư III cấm sử dụng các loại vũ khí gây cháy như: Súng phun lửa, bom napalm, hoặc các phản ứng hóa học sản sinh nhiệt khác trong các khu vực thường dân. Súng phun lửa có thể được sử dụng, nhưng không được dùng để tấn công thường dân.


Vũ khí laser gây mù: Nghị định thư IV cấm sử dụng các loại vũ khí laser gây mù vĩnh viễn đối với mắt của binh lính hoặc dân thường. Các bên ký kết không được phép chuyển giao cho bất kỳ tổ chức nhà nước hoặc ngoài nhà nước.

Vũ khí laser gây mù: Nghị định thư IV cấm sử dụng các loại vũ khí laser gây mù vĩnh viễn đối với mắt của binh lính hoặc dân thường. Các bên ký kết không được phép chuyển giao cho bất kỳ tổ chức nhà nước hoặc ngoài nhà nước.


Đầu đạn bung ra khi bắn: Đầu đạn súng trường hoặc súng lục có mũi bằng hoặc bung ra sau khi bắn nếu xuyên vào cơ thể con người sẽ tàn phá các mô mềm, gây tổn thương nặng và khó phục hồi.

Đầu đạn phẳng hoặc bung ra sau khi bắn được phát triển bởi kỹ sư người Anh ở Ấn Độ vào thời điểm Công ước Hague ra đời vào năm 1899. Ngày nay, các loại đạn xuyên phá mô mềm này bị cấm sử dụng trong chiến tranh.

Đầu đạn bung ra khi bắn: Đầu đạn súng trường hoặc súng lục có mũi bằng hoặc bung ra sau khi bắn nếu xuyên vào cơ thể con người sẽ tàn phá các mô mềm, gây tổn thương nặng và khó phục hồi.

Đầu đạn phẳng hoặc bung ra sau khi bắn được phát triển bởi kỹ sư người Anh ở Ấn Độ vào thời điểm Công ước Hague ra đời vào năm 1899. Ngày nay, các loại đạn xuyên phá mô mềm này bị cấm sử dụng trong chiến tranh.


Đạn nhiễm độc: Các loại đầu đạn chứa chất độc hoặc các loại chất gây nhiễm trùng khác bị cấm sử dụng trong sản xuất đạn súng trường và súng lục các loại. Loại đạn chứa chất độc, hoặc chất nhiễm trùng là mối nguy hiểm nghiêm trọng cho quân đội trong vận chuyển và sử dụng.

Đạn nhiễm độc: Các loại đầu đạn chứa chất độc hoặc các loại chất gây nhiễm trùng khác bị cấm sử dụng trong sản xuất đạn súng trường và súng lục các loại. Loại đạn chứa chất độc, hoặc chất nhiễm trùng là mối nguy hiểm nghiêm trọng cho quân đội trong vận chuyển và sử dụng.


Bom chùm: Công ước Liên Hiệp Quốc năm 2008 cấm sử dụng bom chùm trong chiến tranh vì 2 lý do. Thứ nhất, nó gây sát thương trên diện rộng và không thể phân biệt binh lính hay thường dân.

Thứ 2, nó để lại một số lượng lớn các vật liệu chưa nổ gây nguy hiểm cho thường dân và khó khăn trong công tác xữ lý. Việt Nam là một trong những nạn nhân của bom chùm mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh.

Bom chùm: Công ước Liên Hiệp Quốc năm 2008 cấm sử dụng bom chùm trong chiến tranh vì 2 lý do. Thứ nhất, nó gây sát thương trên diện rộng và không thể phân biệt binh lính hay thường dân.

Thứ 2, nó để lại một số lượng lớn các vật liệu chưa nổ gây nguy hiểm cho thường dân và khó khăn trong công tác xữ lý. Việt Nam là một trong những nạn nhân của bom chùm mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh.


Vũ khí sinh học: Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1972 là lệnh cấm toàn diện đầu tiên trên toàn thế giới đối với vũ khí sinh học. Công ước cấm sản xuất, tàng trữ các loại vũ khí sinh học và độc tố được sử dụng như vũ khí sinh học. Nhưng không có cơ quan chuyên trách để quản lý vấn đề này.

Vũ khí sinh học có lịch sử khá lâu đời, người Mông Cổ từng ném các thi thể thối rữa vào khu vực của đối phương để lây lan dịch bệnh.

Vũ khí sinh học: Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1972 là lệnh cấm toàn diện đầu tiên trên toàn thế giới đối với vũ khí sinh học. Công ước cấm sản xuất, tàng trữ các loại vũ khí sinh học và độc tố được sử dụng như vũ khí sinh học. Nhưng không có cơ quan chuyên trách để quản lý vấn đề này.

Vũ khí sinh học có lịch sử khá lâu đời, người Mông Cổ từng ném các thi thể thối rữa vào khu vực của đối phương để lây lan dịch bệnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại