Tây Nguyên vật vã tìm nguồn nước cho người dân

B. Bình |

Chưa bao giờ người dân Tây Nguyên phải trải qua một mùa khô hạn khắc nghiệt như năm nay.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), đã có hơn 3.000 ha cà phê, 2.200 ha tiêu ở Tây Nguyên đã mất trắng.

Con số này sẽ tiếp tục tăng khi đỉnh điểm khô hạn sẽ diễn ra trong tháng 4 và kéo dài đến tháng 6.

Tổng diện tích cây trồng thiếu nước tưới toàn Tây Nguyên hiện ở mức 160.000 ha, đối diện với nguy cơ mất trắng nếu không có lượng nước bổ cập. Mỗi tỉnh ở khu vực này thiệt hại không dưới 100 tỷ đồng.

Gia Lai là một trong những tỉnh thiệt hại nặng nhất. Hàng loạt cây cà phê đã đậu trái trong đợt ra hoa trước Tết đang khô và rụng dần. Thiệt hại ước tính trên 150 tỷ đồng.

Tỉnh này đã điều hàng chục xe chống hạn do lực lượng quân đội chỉ huy đến các vùng khô hạn để tiếp nước sinh hoạt và bơm tạm cứu cà phê, tiêu.

Còn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện đang có 118/599 hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh khô trơ đáy.

Tại buổi họp báo vào chiều qua 4/4, ông Bùi Hồng Quý - Chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND tỉnh Đắk Lắk - cho biết, trong quý 1 nước các sông trên địa bàn tỉnh duy trì mức rất thấp.

Trong đó nhiều trạm bơm không còn nguồn nước để bơm tưới, nhiều vùng không còn nguồn nước ngầm để khai thác.

Theo số liệu cập nhật đến ngày 4/4, toàn tỉnh có 36.961 ha cây trồng bị hạn (tăng so với năm ngoái 5.366 ha). Thiệt hại ước tính 1.110 tỷ đồng. Có khoảng 21.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Tình trạng thiếu nước xảy ra ở hầu hết địa bàn các huyện, trừ M’Drắk, thông tin trên tờ Tuổi trẻ.

Theo ghi nhận trên báo Sài Gòn Giải phóng tại huyện Cư Mgar (tỉnh Đắk Lắk), nhiều hộ dân phải ra rẫy mắc võng canh nước tưới cà phê.

Những chiếc máy bơm phải dí vòi xuống đáy hồ Ea Nhuôl (xã Ea Drơng) để mót những giọt nước còn lại. Sau 15 phút, nước cạn, chủ máy phải dùng cuốc xẻng đào sâu lớp bùn rồi ngồi võng chờ nước ngầm chảy ra để bơm tiếp.

Họ làm thế cho đến khi không thể vét được giọt nước nào thì tháo máy chở đi.

Anh Y Tuct Ktul (buôn Kroa, xã Ea Drơng) có 5 sào cà phê chia sẻ trên tờ này: “Mọi năm, mình tưới xong đợt 3 thì hồ mới khô. Nay chưa kịp tưới đợt 2 thì đã hết nước, giờ chỉ biết cầu trời đổ mưa thôi!”.

Dưới đây là một số hình ảnh mà người dân nơi đây đang phải hứng chịu trong đợt hạn hán khốc liệt nhất trong lịch sử Tây Nguyên:

Lúa của người dân biến thành rơm do thiếu nước. Ảnh: Quỳnh Anh/Báo Thanh tra
Lúa của người dân biến thành rơm do thiếu nước. Ảnh: Quỳnh Anh/Báo Thanh tra

Những rãy cà phê hóa củi. Ảnh: Báo Tài nguyên môi trường

Những rãy cà phê hóa củi. Ảnh: Báo Tài nguyên môi trường


Anh Trần Quốc Ninh, thôn Tân An, xã Gia Chim, Kon Tum thẫn thờ bên ruộng lúa chết khô dù trước đó đã bỏ ra hơn 40 triệu đồng khoan giếng, đào ao mà vẫn không có nước. Ảnh: VOV

Anh Trần Quốc Ninh, thôn Tân An, xã Gia Chim, Kon Tum thẫn thờ bên ruộng lúa chết khô dù trước đó đã bỏ ra hơn 40 triệu đồng khoan giếng, đào ao mà vẫn không có nước. Ảnh: VOV


Người nông dân ngẩn ngơ nhìn tài sản của mình bị nắng cháy thiêu rụi. Ảnh: Kinh tế Sài Gòn

Người nông dân ngẩn ngơ nhìn tài sản của mình bị nắng cháy thiêu rụi. Ảnh: Kinh tế Sài Gòn

Hồ Ea Blong 1, xã Ea Sol, huyện Ea HLeo, Đắk Lắk đã cạn khô. Ảnh: Ngô Minh Tường/Tuổi trẻ
Hồ Ea Blong 1, xã Ea Sol, huyện Ea H'Leo, Đắk Lắk đã cạn khô. Ảnh: Ngô Minh Tường/Tuổi trẻ
Người dân xã Đắk Nông tìm nước chống hạn cho cà phê. Ảnh: Báo Đắk Nông
Người dân xã Đắk Nông tìm nước chống hạn cho cà phê. Ảnh: Báo Đắk Nông
Người dân ở thị trấn Krông Năng, Đắk Lắk kéo ống nước nối dài hơn 200 m dẫn nước từ suối lên rẫy cứu vườn cà phê đang xơ xác, tiêu điều. Ảnh: Tiến Thành/Tuổi trẻ
Người dân ở thị trấn Krông Năng, Đắk Lắk kéo ống nước nối dài hơn 200 m dẫn nước từ suối lên rẫy cứu vườn cà phê đang xơ xác, tiêu điều. Ảnh: Tiến Thành/Tuổi trẻ
Suối La Châm chảy qua xã Ia Tô (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cạn khô, nông dân tranh thủ vét một ít nước còn lại để cứu cà phê. Ảnh: Sài Gòn Giải phóng
Suối La Châm chảy qua xã Ia Tô (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cạn khô, nông dân tranh thủ vét một ít nước còn lại để cứu cà phê. Ảnh: Sài Gòn Giải phóng
Dù đã vét đến hai lần, đào sâu thêm nhưng giếng của gia đình ông Đoàn Văn Nghĩa (xã Ia Tiêm, Chư Sê, Gia Lai) vẫn khô kiệt – Ảnh: Tuổi trẻ
Dù đã vét đến hai lần, đào sâu thêm nhưng giếng của gia đình ông Đoàn Văn Nghĩa (xã Ia Tiêm, Chư Sê, Gia Lai) vẫn khô kiệt – Ảnh: Tuổi trẻ
Những con kênh dẫn nước vào ruộng lúa nứt toác. Ảnh: VOV
Những con kênh dẫn nước vào ruộng lúa nứt toác. Ảnh: VOV
Công trình thủy lợi đã khô kiệt nước ngay từ đầu mùa khô. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam
Công trình thủy lợi đã khô kiệt nước ngay từ đầu mùa khô. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

>>Xem đoạn phim tài liệu về đợt hạn hán chưa từng có ở Tây Nguyên do VTV thực hiện TẠI ĐÂY

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại