Mô hình Bosnia sẽ là "con đường duy nhất" giải cứu Syria?

Ngọc Minh |

Dựa vào tình hình Bosnia sau Hiệp ước hoà bình Dayton, hai chuyên gia cấp cao người Mỹ đã vạch ra viễn cảnh mà theo họ là “con đường duy nhất” dẫn tới một Syria hoà bình lâu dài.

Phân vùng mềm hay chia tách đất nước?

Ở một cuộc xung đột đã giết chết hơn 3 nghìn người, làm 12 triệu người mất nhà cửa, gây ra khủng hoảng tị nạn lớn nhất sau Thế chiến II, thổi bùng xung đột sắc tộc Sunni-Shitte, tạo ra nơi ẩn náu cho khủng bố, việc khôi phục nhà nước Syria thống nhất dường như là không thực tế.

Dù thế, những người phản đối việc "phân vùng mềm" lãnh thổ Syria vẫn còn có nhiều mối lo lắng hợp lý, theo ông Edward P. Joseph, Giám đốc Viện Các vấn đề Quốc tế đương thời và giám đốc chương trình nghiên cứu Chính sách Ngoại giao tại Viện Brookings.

Theo hai ông, phân vùng mềm đồng nghĩa với việc thiết lập một thỏa thuận liên bang mà ở đó, hầu hết cơ cấu lãnh đạo cùng lực lượng an ninh ở các vùng được gắn kết với nhau bởi chính quyền trung ương tương đối yếu – giống như tại Bosnia sau Hiệp ước Hòa bình 1995.

Hoà ước Dayton được ký kết ngày 21/11/1995, đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 3 năm rưỡi tại đây. Theo Hòa ước này, Bosnia được chia tách thành 2 thực thể tự trị là nước Cộng hòa Cộng hòa Srpska của người Bosnia gốc Serbia và Liên bang Hồi giáo - Croatia.

Những thỏa thuận kiểu như ở Bosnia từng bị chỉ trích là gây ra chia rẽ bè phái và khiến thỏa thuận hòa bình lâu dài khó được thực thi. Thậm chí, một nước đi sai lầm có thể làm suy yếu quyền lợi của những dân tộc thiểu số và khiến thanh lọc sắc tộc trở thành hợp pháp.

Chúng cũng có thể làm sâu sắc hơn bản sắc của từng vùng riêng biệt - khiến quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ thêm phức tạp.

Trong khi đó, việc phân vùng cứng, hoặc chia tách đất nước cũng là điều “rất không nên”.

Diễn biến theo chiều hướng này sẽ làm leo thang đối đầu Thổ Nhĩ Kỳ - người Kurd, gây ra những mối lo ngại về một quốc gia yếu thế trong tương lai do Assad đứng đầu - chịu sự ảnh hưởng của Nga và Hezbollah, ảnh hưởng tới những quốc gia khác trong khu vực.

"Mô hình" Bosnia ở Syria

Dựa trên mô hình của Bosnia, hai chuyên gia người Mỹ Joseph và O'Hanlon đã đề xuất phương án thực tế về một cơ chế liên bang cho Syria mà theo họ nên được đưa ra thảo luận trong các cuộc hòa đàm sắp tới, bao gồm 4 điểm chính.

1. Syria cần được được phân chia thành ít nhất 4 khu vực: vùng đất của người Alawite và người Ki-tô giáo gần bờ biển, vùng đất của người Kurd ở phía bắc, thành trì của người Sunni ở trung và đông Syria, vùng đất bao gồm gần như tất cả các thành phố đa sắc tộc.

Thoả thuận liên bang hóa có thể phân chia hiệu quả những thành phố lớn vào vùng đất của người Alawite/Ki-tô giáo và vùng đất của người Sunni, hoặc ít nhất là để Aleppo nằm dưới sự kiểm soát của người Sunni.

2. Rút kinh nghiệm từ Bosnia - nơi người Serbia được khuyến khích rời Sarajevo và tái định cư tại Cộng hòa Serbia, cần có các cơ chế giám sát và luật pháp để bảo vệ quyền của người thiểu số trong từng khu vực.

Cũng nên đưa vào thỏa thuận ngừng bắn các phương thức tái định cư, song không khuyến khích điều đó.

3. Cơ cấu lãnh đạo và lực lượng an ninh ở từng vùng được thiết lập trong giai đoạn thực hiện thỏa thuận.

Bên cạnh đó, viện trợ an ninh và kinh tế cần tuân thủ tất cả các yếu tố của thỏa thuận hòa bình và chấm dứt chiến tranh trong từng khu vực (ngoại trừ chiến dịch chống IS và al-Nusra phối hợp với các quốc gia khác).

4. Triển khai lực lượng thực thi hòa bình dọc các đường biên giới nội bộ, cương quyết chống lại kẻ phá hoại và tiến hành hoạt động giám sát tại những thành phố đa sắc tộc như Damascus, Homs, Hama và Aleppo.

Xương sống của lực lượng này là Hồi giáo, châu Âu cần đóng vai trò lớn, cùng với Mỹ và Nga.


Tổng thống Serbia Slobodan Milošević tại buổi ký kết Hiệp ước Hòa bình Dayton, chấm dứt nội chiến Bosnia năm 1995.

Tổng thống Serbia Slobodan Milošević tại buổi ký kết Hiệp ước Hòa bình Dayton, chấm dứt nội chiến Bosnia năm 1995.

Theo hai chuyên gia người Mỹ, cần phải thức tỉnh khỏi những hi vọng sai lầm rằng có thể tránh được việc tạo ra một lực lượng đối lập người Sunni hùng mạnh.

Trong khi đó, xây dựng năng lực chống Nga, Assad và Hezbollah đáng tin cậy hơn ngoài vùng đất của người Kurd là điều nên thực hiện, "nếu không, Assad và Putin sẽ gần như chắc chắn không nghiêm túc về thỏa thuận này".

Ngay cả nếu các cuộc đàm phán thành công, các lực lượng an ninh Ả Rập người Sunni cần phải giám sát khu vực của mình, thực thi luật pháp do chính quyền địa phương Ả Rập người Sunni thiết lập, hỗ trợ đánh bại IS và al-Nusra và bảo toàn thắng lợi đó trong thời gian dài.

Đặc biệt, lực lượng cố vấn mà Mỹ đưa tới Syria phải lớn hơn con số 50 người mà Tổng thống Obama đã cử tới hồi năm ngoái, đồng thời rõ ràng hơn trong việc rà soát thủ tục với những người có liên hệ với các nhóm cực đoan.

Hai nhà nghiên cứu cũng đề xuất việc xây dựng ngay từ bây giờ khái niệm thiết lập các bộ luật nhằm bảo vệ cộng đồng thiểu số, chiến lược phát triển kinh tế cho từng vùng, thậm chí có thể được thực thi trước khi thỏa thuận hòa bình cuối cùng được thông qua.

Từ đó, có thể giải quyết vấn đề về người nhập cư, hoặc tức thì, hoặc sau vài tháng, đồng thời có thể cân nhắc tới các quá trình bầu cử - trước tiên là tập trung vào các khu vực tự trị và các thể chế nhỏ hơn, song không cần phải tiến tới tổng tuyển cử trong tương lai gần.

Mặc dù thừa nhận rằng, những đề xuất của mình có thể chưa được xét tới trong tương lai gần, song vẫn tin tưởng rằng, chúng sẽ có tác động tức thì theo hướng tích cực tới chính sách ở Syria.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại