Clip: Nhìn lại những vụ phát hiện thực phẩm bẩn tồi tệ nhất trong năm qua

Hồng Minh |

Dùng chất tẩy trắng, bột tinh luyện, thậm chí là chất diệt cỏ để chế biến thực phẩm, thực phẩm bẩn liên tục bị phát hiện trong năm 2015 đã và đang khiến người tiêu dùng lo nơm nớp.

Clip tổng hợp những vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015

Kinh hoàng quy trình sản xuất và tiêu thụ mỡ bẩn lẫn cả phân

Xuất phát từ lò mổ tại thị trấn. Sau ca mổ, tất cả được hốt vào thùng, bao tải hay đơn giản chỉ là những túi ni lông để đem giấu dưới các gầm bàn trong khu chợ thị trấn.


Mỡ và nội tạng được vứt vương vãi trên nền đất - (Ảnh cắt từ clip).

Mỡ và nội tạng được vứt vương vãi trên nền đất - (Ảnh cắt từ clip).

Sau khi bốc mùi hôi thối chúng được chuyển tới nơi chế biến mỡ tại thôn Đẩu Hàn, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh.

Tại đây, những nội tạng còn mới thì được để ngay trên nền đất, hàng lâu ngày đã thối rữa thì ngâm trong các thùng hóa chất, tất cả được cho luôn vào chảo và rán.

Chưa hết, tóp mỡ sau đó lại được tiếp tục đem ép để cố hứng chút mỡ nước còn lại vào chiếc cối nhỏ dưới sàn nhà. Cuối cùng tất cả được cho vào bao tải, giá bán giờ đã là 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Mỡ lâu ngày được ngâm trong các thùng hóa chất - (Ảnh cắt từ clip).
Mỡ lâu ngày được ngâm trong các thùng hóa chất - (Ảnh cắt từ clip).
Tóp mỡ được ép đến cạn kiệt - (Ảnh cắt từ clip).
Tóp mỡ được ép đến cạn kiệt - (Ảnh cắt từ clip).

Vậy là từ 60.000 - 80.000 đồng/lít, bất kì hàng hóa nào ở Hà Nội cũng có thể mua được 1 can mỡ 5 lít để dùng. Và sẽ còn lợi hơn nữa khi số mỡ này thực tế sẽ được chiên đi chiên lại nhiều lần.

Còn người tiêu dùng thì phải hấp thụ một thứ dầu mỡ không thể độc hại hơn

Biến gà gầy ốm thành béo mập bằng hóa chất

Những chú gà sau khi được làm thịt gầy còm, nhô xương... chỉ sau mấy giây đã thành béo múp, đầy đặn nhờ tiêm một loại dung dịch hóa chất đặc biệt thông qua da.

Bằng cách này chủ sản xuất có thể qua mắt khách hàng một cách dễ dàng nhằm tăng lợi nhuận.


Cận cảnh quy trình hô biến gầy thành gà béo che mắt người tiêu dùng - (Ảnh cắt từ clip)

Cận cảnh quy trình hô biến gầy thành gà béo che mắt người tiêu dùng - (Ảnh cắt từ clip)

Nhuộm hóa chất vàng đẹp cho chim bằng bột tạo màu siêu rẻ

Những người bán chim quay tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm - Hà Nội) thường dùng một gói "bột tạo màu" siêu rẻ với giả 6/000 đồng/gói để tẩm ướp chim. Thứ bột “phù phép” chim non thành “chim màu” này được biết đến với tên là bột hoa hiên.

“Mỗi lần dùng đổ một chút xíu thôi đã lên màu, 2 can này dùng được quanh năm không hết” - một tiểu thương chia sẻ.


Thịt chim được tẩm hóa chất màu vàng có tên bột hoa hiên - (Ảnh cắt từ clip)

Thịt chim được tẩm hóa chất màu vàng có tên bột hoa hiên - (Ảnh cắt từ clip)

Tuy nhiên, theo quan sát bằng mắt thường, loại bột này không có nhãn mác hay bao bì sản phẩm, cũng như không có nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt, nó rất lâu bay màu.

Do tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với bột tạo màu, hai bàn tay nhem nhuốc của người bán lúc nào cũng “vàng như nghệ” dù đã lau chùi.

Ruốc bẩn trộn bột mỳ và hóa chất để 3 năm không mốc

Vừa qua, đội Quản lý thị trường số 11, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã bắt giữ được 4 tấn ruốc bẩn trộn bột mỳ và hoá chất khi chúng đang trên đường vận chuyển từ TP HCM ra Hà Nội để tiêu thụ.

Chủ hàng, đồng thời là người trực tiếp sản xuất lô ruốc bị bắt giữ cho biết, giá bán 1kg ruốc thành phẩm như thế này ở các chợ tại Hà Nội chỉ có 40.000 đồng/kg, bằng 1/10 giá ruốc loại ngon trên thị trường.


Chiếc chảo lớn nơi để xào ô mai lúc nhúc ruồi, muỗi lẫn vào nhau.

Chiếc chảo lớn nơi để xào ô mai lúc nhúc ruồi, muỗi lẫn vào nhau.

Để tăng trọng lượng, bước đầu chủ hàng khai nhận đã trộn thêm bột mỳ và các loại hóa chất khác khiến ruốc có thể không mốc trong vòng 3 năm.

Với cách làm này ruốc có thể bảo quản được tới 3 năm - (Ảnh cắt từ clip)
Với cách làm này ruốc có thể bảo quản được tới 3 năm - (Ảnh cắt từ clip)

Chủ hàng cũng khai nhận đã mua loại gà chỉ 18.000 đồng/kg để làm ruốc, xương gà bán cho các cơ sở sản xuất bột nêm, còn nước luộc gà thì bán cho các cửa hàng bán phở với giá 40.000 đồng/can 20 lít.

Ô mai Tết phơi cạnh chuồng gà "làm bạn" với ruồi

Nằm ở một xã ngoại thành Hà Nội, cơ sở sản xuất S.T là một trong những xưởng chế biến ô mai lớn nổi tiếng trong vùng từ mấy năm trở lại đây.

Tuy nhiên ít ai biết quy trình chế biến món ăn ưa thích của nhiều người lại vô cùng mất vệ sinh. Trong xưởng, số nguyên liệu ô mai sơ chế và đã được chế biến thành phẩm bày la liệt kèm theo mùi hôi hắc nồng nặc sộc lên mũi ngay từ lúc bước vào.

Phía bên trái từ cửa vào là chỗ để sơ chế ô mai nguyên liệu, các thùng nước để rửa ô mai vàng sánh, nổi váng, bốc mùi. Nước bẩn rỉ ra lênh láng trên sàn xi-măng.

Đi tiếp lên phía trên là sân phơi, một lượng lớn ô mai được phơi trên bạt ngay cạnh chuồng gà.


Chiếc chảo lớn nơi để xào ô mai lúc nhúc ruồi, muỗi lẫn vào nhau.

Chiếc chảo lớn nơi để xào ô mai lúc nhúc ruồi, muỗi lẫn vào nhau.

Tất cả những loại ô mai từ: me, sấu, cóc, mơ… được đựng trong những chiếc thùng nhựa lớn, nước đen đặc quánh. Mùi thơm của ô mai thành phẩm quyện cùng mùi hôi thối của nước trong thùng bốc lên nhức mũi.

Chiếc chảo phía ngoài còn khá mới, thế nhưng khi đến gần chứng kiến mới biết, bên trong là nước đen sì, ruồi, muỗi lẫn ong chết lúc nhúc.

Điều đáng nói, số ô mai đã thành phẩm chờ xuất xưởng đựng trong các chậu lớn và đặt ngay dưới sàn “làm bạn” với ruồi, không hề được che đậy.

Trà chanh thơm ngon được pha bằng bột tinh luyện

Không chỉ có đồ ăn, những loại đồ uống được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày cũng từng được phát hiện sử dụng hóa chất và cách chế biến tinh vi nhằm tăng lợi nhuận.

Có rất nhiều cách để pha trà chanh: Pha trà chanh bằng cách vắt chanh tươi, pha bằng bột trà chanh và một cách khác đó là . Chỉ cần lấy cốc trà, cho 1/4 thìa cà phê chất bột trắng, ngoáy tan, trà có vị chua như nước vắt chanh.

Người bán hàng vì lợi nhuận, không màng đến sức khỏe của người dùng mà sử dụng những sản phẩm không nguồn gốc xuất xứ, không có thành phần, hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt thậm chí còn không có cả hạn sử dụng.


Rất khó để phân biệt trà chanh pha bằng bột tinh luyện và trà được vắt chanh tươi.

Rất khó để phân biệt trà chanh pha bằng bột tinh luyện và trà được vắt chanh tươi.

Thực tế, người sử dụng rất khó phân biệt được cốc trà được pha bằng nước lá chè, chanh tươi và cốc trà được pha bằng hóa chất. Chỉ cần dùng một lượng nhỏ bột tinh luyện có thể pha được cả một bình trà.

Sản xuất cà phê bẩn bằng đậu tương

Chỉ 30% là hạt cà phê, phần còn lại là đậu tương, bắp, vỏ cà phê và chất tạo bột trộn lẫn vào nhau sau đó rang lên và đóng gói ra thị trường với giá 100.000 đồng/kg.


Bên trong cơ sở sản xuất cà phê từ đậu tương - (Ảnh cắt từ clip)

Bên trong cơ sở sản xuất cà phê từ đậu tương - (Ảnh cắt từ clip)

Ngoài ra, tình trạng sản xuất cà phê bẩn cũng đáng báo động. Ngày 25-12, ông Nguyễn Trọng Chánh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa) - cho biết vừa kiểm tra, phát hiện cơ sở sản xuất cà phê Hoàng Minh vi phạm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tại đây có nhiều loại nguyên liệu, hóa chất, phụ gia sử dụng để sản xuất cà phê không rõ nguồn gốc, không có hồ sơ quản lý; nền khu vực sản xuất dơ bẩn, bong tróc; khu vực làm nguội cà phê sau khi rang sử dụng vật liệu không phù hợp; cà phê thành phẩm bỏ tràn ra nền nhà...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại