Nga ra tay trên Syria: Thổ Nhĩ Kỳ lãnh đủ hậu quả khủng khiếp

Lê Ngọc Thống |

Nếu như cho rằng, giới tinh hoa chính trị, quân sự Mỹ - Phương Tây thấu suốt mọi chuyện là có thể hơi thiếu khiêm tốn. Họ vẫn mắc sai lầm mà dư luận vẫn nhận ra từ kết quả.

Mỹ - Phương Tây "chết đứng" khi Crimea hoàn toàn bị “lính lạ” làm chủ

Khi phe đối lập cùng với Mỹ và phương Tây đang ăn mừng chiến thắng cuộc biểu tình bạo loạn lật đổ TT Ukraine Yanukovych trong tháng 2/2014, thì họ như chết đứng, tê liệt phản ứng, khi biết bán đảo Crimea hoàn toàn bị “lính lạ” làm chủ trong chớp nhoáng.

Toàn bộ quân đội, Hải quân Ukraine trên Crimea hoàn toàn bị thúc thủ và Chính quyền cộng hòa tự trị Crimea tuyên bố muốn sát nhập vào Liên bang Nga. Ba ngày sau Crimea đã trở về thuộc Nga.

 
Chuyên gia lê ngọc thống
Kỹ sư chỉ huy-Hoa tiêu. Nguyên sỹ quan Tham mưu Hải quân.

Đây là đòn đau nhất của Mỹ - Phương Tây trong khủng hoảng Ukraine. Đau là vì chính họ là nguyên nhân để Crimea về tay Nga. Đâu là “miếng bánh ngon nhất”, họ cần nhất, đã thuộc Nga không một tiếng súng, không tốn một giọt máu, không tốn một đồng nào.

Giới quân sự, chuyên gia…trên thế giới đã phân tích nhiều về hành động của Nga như thế nào để có Crimea và coi đó như là “nghệ thuật tác chiến độc đáo” mang tên Nga mà cả đối phương cũng phải “tâm phục khẩu phục”.

Một hành động mau lẹ, gọn, ít tốn sức, nhưng có kết quả lớn nhất khiến đối phương không kịp phản ứng và không thể đảo ngược…được coi như một miếng đánh mang tên “Crimea”.

Những tưởng rằng khi biết Nga có một miếng đánh sở trường như vậy thì rút kinh nghiệm, lần sau phải tránh ra hoặc phải tìm cách hạn chế, không để cho Nga có điều kiện để thi thố.


Lính lạ ở Crimea.

"Lính lạ" ở Crimea.

Thật không ngờ… Thổ Nhĩ Kỳ và các thế lực khác lại tạo điều kiện cho Nga thi thố miếng đánh sở trường này tại Syria và Trung Đông.

Nga có muốn Crimea về tay mình hay không? Quá muốn đi chứ, nhưng quan trọng mang tính quyết định ở đây không phải là bằng cách nào mà là lúc nào. Đó chính là thời cơ để hành động. Chính Mỹ-phương Tây đã tạo ra thời cơ để Nga hành động.

Trên chiến trường Syria và rộng ra trên khu vực Trung Đông, thế trận hiện tại, Nga có muốn khóa chặt và kiểm soát biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ hay không?

Cực kỳ muốn, vì nhóm nổi dậy chống TT Assad chủ yếu ở phía Tây quanh Damascus, Homs, Hama…các lực lượng này sống được là nhờ nguồn tiếp tế của các thế lực nước ngoài qua đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Khóa chặt biên giới, chặn được nguồn tiếp tế là các lực lượng này hết đất sống. Nga có muốn tấn công quân nổi dậy chống Assad mà Thổ Nhĩ Kỳ nuôi dưỡng, hỗ trợ, huấn luyện là người Turkuman trên biên giới Thổ-Syria không?

Cực kỳ muốn, vì đây là lực lượng mạnh, thiện chiến cùng nhóm Al-Nusra-chi nhánh của Al Qeada, là át chủ bài của chiến lược lật đổ Assad của Ankara… nhưng vì lý do địa chính trị nên Nga chưa thể để tấn công.

Nga có muốn tạo ra một vùng cấm bay trên vùng duyên hải phía Tây Syria và thậm chí một vùng cấm bay trên toàn Syria không?

Đương nhiên rồi, có điều, điều một lực lượng phòng không, máy bay tiêm kích mạnh qua Syria, khi quân khủng bố không có không quân là thiếu minh bạch. Nga không thể bất chấp các thách thức địa chính trị trên toàn khu vực…

Bất ngờ, chiếc máy bay ném bom SU-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ mai phục bắn hạ, một phi công, một lính thủy đánh bộ đi cứu hộ thiệt mạng cùng chiếc trực thăng Mi-8 bị quân khủng bố đốt cháy… đã tạo ra một tình thế mới thay đổi hiện trạng thế trận tại Syria.

Thế giới nín thở chờ Putin ra đòn trả đũa, cổ phiếu giảm giá, dầu tăng giá…

Các thế lực cực đoan hí hửng đã đành nhưng các thế lực có máu mặt cũng hí hửng phen này Nga chuẩn bị làm lớn theo kiểu “Nga-Thổ đánh nhau và hành động của chúng ta”, nào là thế giới bên bờ vực Chiến tranh lần thứ 3…


Nga không thể bất chấp các thách thức địa chính trị trên toàn khu vực…

Nga không thể bất chấp các thách thức địa chính trị trên toàn khu vực…

Hành động của Nga lại rất bình tĩnh đến mức lạnh lùng.

Bộ Quốc Phòng Nga chỉ tuyên bố 3 điểm.

1. Từ giờ trở đi, máy bay ném bom không hoạt động một mình mà được các máy bay tiêm kích bảo vệ.

2. Sẽ thông qua các biện pháp nhằm tăng cường phòng thủ trên không. Theo đó, tàu tuần dương hạm mang tên lửa Moscow được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “Fort” tương tự hệ thống S-300 vào trực chiến, gần khu vực ven biển Latakia.

Bất cứ mục tiêu, đại diện cho một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Nga xuất hiện trong khu vực phòng thủ sẽ bị phá hủy.

3. Chấm dứt liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.

Như vậy, tại điểm 1 được hiểu là Nga sẽ đưa nhiều máy bay tiêm kích sang Syria để “bảo vệ” SU-24 đi ném bom. Nga không thể chấp nhận F-16 không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chiếm ưu thế khi “đâm sau lưng” một lần nữa.

Tại điểm 2 được hiểu là Nga sẽ triển khai lực lượng phòng không đủ mạnh để đề phòng và sẵn sàng trừng trị không quân Thổ Nhĩ Kỳ “đâm sau lưng”.

Rõ ràng Nga đã hóa giải tất cả những áp lực cho hành động của mình nung nấu từ lâu một cách mau lẹ, gọn gàng, tuyệt đối, như không.

Các thế lực thù địch với nước Nga chưa kịp hết hí hửng và chưa kịp “đọc hiểu” hết tuyên bố của Bộ QP Nga thì đã sửng sốt khi tại Syria, tiêm kích Nga đã xuất hiện và cùng với nó là hệ thống S-300, S-400 đã đi vào trực chiến.


Tên lửa phòng không S-300, S-400 của Nga đã đi vào trực chiến ở Syria.

Tên lửa phòng không S-300, S-400 của Nga đã đi vào trực chiến ở Syria.

Toàn bộ không phận của Syria được quản lý, bất kỳ máy bay nào bay vào phải báo cáo với Nga để tránh xảy sự cố như SU-24.

Sự phản ứng của Mỹ trước việc Nga triển khai S-300 và S-400 khiến Nga vô cùng “ngạc nhiên”. Ý của Nga là Mỹ phản đối một chuyện đã rồi và chuyện đó như là “nhu cầu tất yếu không thể khác”, Mỹ phản đối một chuyện mà không liên can gì đến Mỹ…

Thật là hài hước.

Cái đau của Mỹ - NATO, Israel, Saudi Arabia và Qatar là hệ thống phòng không S-300, S-400 và các máy bay tiêm kích Nga đã bố trí tại Syria đâu phải chỉ dành cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa mà Nga đã ký thỏa thuận với Armenia thì biên giới Nga đã kéo sát đến Trung Đông.

Nếu như tình hình chỉ đến đây thì chiến trường Syria chưa thể coi là có phiên bản “Crimea2.0”. Về quân sự, Nga không phản ứng trả đũa trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng gián tiếp thì sự trả đũa của Nga là khủng khiếp trên 2 vấn đề.

Đầu tiên là Nga hủy diệt không nương tay toàn bộ cơ sở hạ tầng của Thổ Nhĩ Kỳ dày công xây dựng một “vùng đệm” mấy năm qua trên tuyến biên giới với Syria và do đó phiến quân người Turkuman đều là đối tượng tác chiến của không quân Nga.

Đồng thời, Nga tập trung đánh mạnh vào nguồn thu của LIH từ bán dầu lậu, tất cả các đầu mối kể cả nơi khai thác đều bị truy kích thay vì như trước kia.

Vấn đề tiếp theo là Nga sẽ “quan hệ sâu sắc hơn” với lực lượng dân quân người Kurd Syria. Đây là mối nguy hiểm thách thức đến sự toàn vẹn Thổ Nhĩ Kỳ mà Ankara lo sợ nhất. Nếu thế thì Nga thực sự “vươn tay” vào trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể nói, đây là những đòn mà Nga ra tay trên Syria nhưng hậu quả khủng khiếp thì thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng như Crimea, một sự chấn động địa chính trị thế giới, sau vụ SU-24 Nga bị bắn hạ, tình thế và thế trận trên Syria, Trung Đông và chống khủng bố IS sẽ thay đổi lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại