Nga sẽ bằng mọi giá sẽ phá gọng kìm hải quân NATO ở Syria

Chuyên gia quân sự Nam Hoài |

Nga và Syria đã nhận thức được và có những bước đi đồng bộ, bài bản để chủ động phá gọng kìm hải quân NATO trước khi nó được biên đội tàu sân bay giương lên ngoài khơi Syria.

Chủ động chìa tay mời hợp tác chống khủng bố

Tổng thống Syria Bashar al-Assad phát biểu ngay sau trận khủng bố thảm sát thành Paris, rằng chính phủ Syria sẵn sàng hợp tác với chính phủ Pháp trong cuộc chiến chống Daech nếu phía Pháp thay đổi lập trường đòi lật đổ chế độ hợp pháp của Syria.

Thứ mà Syria có thể chia sẻ với Pháp không chỉ nằm ở những tin tức tình báo về Daech, mà còn mở ra cho Pháp một cơ hội can dự quân sự chính danh chống khủng bố trên lãnh thổ Syria phù hợp với công pháp quốc tế.


Hội đồng bảo an LHQ thông qua Nghị quyết S/RES/2249(2015) lên án hành động tấn công khủng bố của Daech trong phiên họp 7565 diễn ra ngày 20/11/2015. Ảnh: Reuters.

Hội đồng bảo an LHQ thông qua Nghị quyết S/RES/2249(2015) lên án hành động tấn công khủng bố của Daech trong phiên họp 7565 diễn ra ngày 20/11/2015. Ảnh: Reuters.

Trong phiên họp mới nhất của Hội đồng bảo an LHQ ngày 20/11/2015 để thông qua nghị quyết về chống khủng bố Daech theo đề xuất của Pháp, đại sứ Syria tại LHQ Bashar Ja’afari tuyên bố:

“Hoan nghênh bất kỳ nước nào cuối cùng đã kịp thời thức tỉnh và tham gia lực lượng chống khủng bố”.

Về phía Nga, tổng thống Vladimir Putin bên cạnh việc chia buồn với người dân Paris đã chỉ đạo cho lực lượng viễn chinh nước này hỗ trợ hoạt động trừng phạt khủng bố Daech do Pháp tiến hành trên lãnh thổ Syria.

Ngoài ra, phía Nga cũng tuyên bố tiếp tục đưa dự thảo nghị quyết gắn hoạt động quân sự tập thể để tiễu trừ Daech với giải pháp toàn diện cho vấn đề Syria ra HĐBA LHQ. Dự thảo này hơn một tháng trước đó đã bị chính Pháp và các đồng minh Anh – Mỹ phủ quyết.

Tất nhiên nếu Pháp thực tâm chống khủng bố Daech mà thay đổi lập trường lật đổ chế độ tổng thống Bashar al-Assad bằng giải pháp chính trị tích cực thì sẽ nhận được sự ủng hộ từ Syria và Nga.

Ngược lại, việc Pháp mượn cớ trừng phạt hành động khủng bố ở Paris để làm vỏ bọc triển khai lực lượng hải quân NATO trong “Sứ mệnh Arromanches II” nhằm tạo gọng kìm chống Syria sẽ buộc Nga và Syria phải hành động để kiềm chế.

Nga triển khai chiến dịch kiềm chế gọng kìm hải quân NATO?

Trước động thái mập mờ chiến lược của Pháp đối với giải pháp chính trị do Nga đề xuất cho vấn đề Syria, phía Nga đã triển khai chiến dịch kiềm chế gọng kìm hải quân NATO quanh Syria.

Nga đã thực hiện liên tiếp 2 động thái ứng phó: cử biên đội tàu tuần dương Moskva áp sát “hiệp đồng tác chiến” với Biên đội tàu sân bay 473 của Pháp ở biển Địa Trung Hải và tiến hành tập kíchchiến lược bằng tên lửa hành trình vào các mục tiêu IS trên đất Syria.

Cái cớ cho những động thái phòng bị này hoạt động trừng phạt của Nga đối với kết luận điều tra ban đầu về vụ đánh bom khủng bố chuyến bay Kogalymavia 9268 Airbus A321-200 ngày 31/10/2015 trên bầu trời Ai Cập khiến 224 công dân Nga thiệt mạng.

Nhưng cái đích của việc phòng bị là nhằm buộc Pháp từ bỏ ý định dùng giải pháp quân sự để chấp nhận giải pháp chính trị cho vấn đề Syria do Nga đề xướng trước Hội đồng bảo an LHQ.

Đây sẽ là chủ đề thảo luận giữa tổng thống Francois Hollande với tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm của tổng thống Pháp tới Moskva dự kiến diễn ra vào ngày 26/11 tới.

Ngày 17/11/2015, tổng thống Nga Vladimir Putin đã lệnh cho tàu tuần dương Moskva đang trực chiến trên biển Địa Trung Hải:

“Thiết lập liên lạc trực tiếp với biên đội tàu sân bay Hải quân Pháp sắp đến hiện trường để hiệp đồng với tư cách đồng minh nhằm lập kế hoạch cùng tổ chức các chiến dịch trên biển và trên không”.


Tàu sân bay Hải quân Pháp sắp đến hiện trường.

Tàu sân bay Hải quân Pháp sắp đến hiện trường.

Tàu tuần dương mang tên lửa hành trình chống hạm Moskva là kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen và hiện đang là tàu chỉ huy của biên đội hải quân Nga phòng thủ Syria ngoài khơi bờ biển Địa Trung Hải.

Điều một tàu tuần dương hạng nặng với vũ khí chuyên chống tàu sân bay và vũ khí phòng không cực mạnh như vậy đi “hiệp đồng” với Biên đội tàu sân bay 473 Charles de Gaulle tham gia “Sứ mệnh Arromanches II” cho thấy rõ ẩn ý của người Nga.

Người Pháp dù có hay không “hiệp đồng” với biên đội tàu chiến Nga thì đều bị giám sát chặt mọi hoạt động không kích Daech trong lãnh thổ Syria và có thể bị tiêu diệt ngay nếu cố tình gây hấn với lực lượng Không quân, Hải quân Nga đang có mặt bảo vệ chế độ Syria.

Cũng trong ngày 17/11/2015, Nga mở chiến dịch không kích ồ ạt xuống các mục tiêu chiến lược của Daech trên lãnh thổ Syria để trừng phạt vụ đặt bom khủng bố máy bay chở khách.

Trong chiến dịch này, KQ Nga lần đầu tiên sử dụng lực lượng máy bay ném bom tầm xa vốn được thiết kế chuyên mang vũ khí hạt nhân để thực hiện các đòn tập kích ném bom rải thảm kiểu cũ và các đòn tập kích bằng tên lửa hành trình mang đầu đạn thông thường.

Biên đội 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 xuất kích từ sân bay Engels, căn cứ không quân cận vệ số 6950 thuộc vùng Saratov Nga, thực hiện đường bay ném bom cả đi lẫn về qua biển Caspi dài 6.566 km trong thời gian 8 giờ 20 phút.


Ảnh chụp từ 1 chiếc Su-30SM hộ tống biên đội Tu-160 tại tuyến bắn trên bầu trời Địa Trung Hải hôm 20/11/2015. Ảnh: AP.

Ảnh chụp từ 1 chiếc Su-30SM hộ tống biên đội Tu-160 tại tuyến bắn trên bầu trời Địa Trung Hải hôm 20/11/2015. Ảnh: AP.

Khi tới tuyến bắn trên không phận biển Caspi, 2 máy bay Tu-160 đã phóng tổng cộng 24 tên lửa hành trình đối đất tầm xa Kh-555 tiêu diệt các mục tiêu IS ở Raqqah và Idlib.

Biên đội 2 chiếc Tu-95MS cũng xuất kích từ sân bay Engels và thực hiện đường bay tương tự biên đội Tu-160 trong thời gian 9 giờ 30 phút bay, phóng tổng cộng 10 tên lửa hành trình đối đất Kh-101 tiêu diệt các mục tiêu IS ở Raqqah và Idlib.

Phi đội 12 chiếc Tu-22M3 xuất kích từ sân bay Mozdok Bắc Osetia bay qua biển Caspi, thực hiện đường bay cả đi lẫn về dài 4.510 km trong 5 giờ 20 phút để “rải thảm” mỗi máy bay 69 quả bom 250 kg OFAB-250-270 xuống các mục tiêu IS ở Raqqah và Deir-ez-Zor.

Ngày 20/11/2015, KQ và HQ Nga lại mở đợt tập kích đường không chiến lược lần 2 tiêu diệt các mục tiêu IS tại Raqqah, Idlib, Deir-ez-Zor và Aleppo.

Đã có 18 tên lửa hành trình 3M14T Kalibr-NK được phóng đi từ biển Caspi và 83 tên lửa hành trình Kh-555, Kh-101 từ máy bay ném bom chiến lược.

Trong đòn tập kích này, ngoài đường bay cũ qua biển Caspi, một biên đội Tu-160 đã xuất kích từ sân bay Oleniya trên bán đảo Kola, thực hiện đường bay dài tới 13.000 km trong 17 giờ bay liên tục vòng qua Biển Bắc, Đại Tây Dương.


Đường bay dài 13.000 km được biên đội Tu-160 Nga sử dụng để phóng tên lửa hành trình chống mục tiêu IS trong ngày 20/11/2015. Ảnh: Livejournal.com.

Đường bay dài 13.000 km được biên đội Tu-160 Nga sử dụng để phóng tên lửa hành trình chống mục tiêu IS trong ngày 20/11/2015. Ảnh: Livejournal.com.

Khi tới tuyến bắn trên bầu trời Địa Trung Hải các máy bay này đã phóng tên lửa hành trình Kh-555 và Kh-101 trước khi về hạ cánh tại sân bay Engels.

Trong quá trình tiếp cận và thoát ly tuyến bắn, bay đánh giá trên mục tiêu, các máy bay ném bom chiến lược được các máy bay tiêm kích Su-30SM của Nga tại sân bay Hmeymim và máy bay tiêm kích F-14 Tomcat của không quân Iran hộ tống.

Cốt yếu của hành động này là Nga cố tình “trình làng” năng lực không kích chiến thuật bằng vũ khí tinh khôn của máy bay ném bom chiến lược.

Ngoài ra, Nga còn cho thế giới thấy một thực tế là tất cả các tuyến xuất phát và triển khai lực lượng hải quân của Phương Tây ở Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư đều nằm trong tầm tấn công bằng tên lửa chống hạm tầm xa của Không quân chiến lược Nga.

Như vậy là Nga đã dự trù mọi khả năng nhằm kiềm chế giải pháp quân sự của Pháp trong cuộc chiến chống IS tại Syria theo hướng có lợi cho giải pháp chính trị của chính quyền tổng Bashar al-Assad.

Kết quả của quá trình dày công tạo thế dựng lực này của Nga sẽ được tổng thống Nga Vladimir Putin thu hoạch trong cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Nga diễn ra ngày 26/11/2015 sắp tới tại Moskva.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại