Trung Quốc tuyên bố “rất kiềm chế” không chiếm đảo của nước khác, dù có thể

V.A |

Trung Quốc đã lộ rõ mưu đồ bá chủ với tuyên bố đã "rất kiềm chế", không chiếm các đảo ở Biển Đông của các nước khác - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc phát biểu hôm 17.11 trước khi diễn ra hai hội nghị cấp cao khu vực, nơi tranh chấp biển đảo là dự kiến là một chủ đề nóng.

Trung Quốc có yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, chồng lấn với chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei.

Việc Trung Quốc bồi đắp đảo và xây trái phép 3 đường băng trên đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa đã làm dấy lên quan ngại trong khu vực.

Mỹ cảnh báo Trung Quốc mở rộng tầm với quân sự vào sâu trong biển Đông Nam Á.

Vậy mà phát biểu tại cuộc họp báo ngày 17.11 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng, Trung Quốc mới là "nạn nhân thực sự", bởi nước này có hàng tá đảo và rạn san hô "bị 3 nước chiếm đóng trái phép" ở Trường Sa.

Ông Lưu không nói rõ đó là những nước nào.

"Chính phủ Trung Quốc có quyền và khả năng lấy lại những đảo và đá đó. Nhưng chúng tôi không làm điều này. Chúng tôi đã rất kiềm chế nhằm mục đích duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông" - ông Lưu ngang nhiên nói.

Căng thẳng Biển Đông dự kiến sẽ là chủ đề bao trùm Hội nghị cấp cao Đông Á tại Kuala Lumpur vào cuối tuần này.

Trong khi đó, mặc dù không có trong chương trình nghị sự Hội nghị cấp cao APEC tại Philippines trong hai ngày 18-19.11, song chủ đề Biển Đông dự kiến sẽ được thảo luận bên lề.

Tổng thống Mỹ Obama sẽ tham dự cả hai hội nghị nói trên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự APEC, còn Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ đại diện Trung Quốc tới dự hội nghị ở Malaysia.

Ông Lưu Chấn Dân cho biết Trung Quốc không muốn Biển Đông là trọng tâm của hội nghị Đông Á. Tuy nhiên, ông thừa nhận sẽ khó tránh khỏi việc một số nước sẽ đưa ra vấn đề này.

"Thổi phồng vấn đề Biển Đông không có lợi cho hợp tác" - ông Lưu tuyên bố.

Thứ trưởng Trung Quốc nói rằng, việc bồi đắp đảo ở Trường Sa không phải vì mục đích quân sự hoá, và rằng dư luận đã quá chú ý đến độ dài đường băng.

"Thực ra, đường băng càng lớn càng mang lại lợi ích dân sự nhiều hơn" - ông Lưu nói, viện dẫn vụ mất tích bí ẩn của MH370 là một bằng chứng về tình trạng yếu kém trong năng lực tìm kiếm cứu hộ ở Biển Đông.

Ông Lưu cũng trắng trợn lặp lại rằng lập trường cứng rắn của Trung Quốc là xây dựng để phòng thủ, và chủ yếu vì mục đích dân sự.

Thứ trưởng Lưu còn nói, trong khi Trung Quốc xây dựng những cơ sở như ngọn hải đăng, nước này vẫn ý thức bảo vệ môi trường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại