Du lịch TQ: Giá siêu rẻ, hướng dẫn viên "bóp hầu thượng đế"

Nguyễn Nhung |

Một ngày du lịch khắp Bắc Kinh chỉ mất 80 NDT, lời quảng cáo này đã hấp dẫn không ít người. Nhưng, những gì diễn ra sau đó mới thực sự khiến họ “ngã ngửa”.

Truyền thông Trung Quốc mới đây vừa đưa tin cho hay, một hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc ngày 24/10 đã thản nhiên "dọa" những vị khách tham quan Thập Tam Lăng, Bắc Kinh rằng: “Ai đi du lịch mà không mua sắm, có chết tôi cũng không tha cho đâu”.

Cùng với hàng loạt các sự vụ tai tiếng xảy ra thời gian gần đây xảy ra trong ngành du lịch ở Trung Quốc, phát ngôn của người hướng dẫn viên du lịch trên càng cho thấy, khách du lịch đang bị “bắt nạt” một cách công khai.

Đáng nói là, tour du lịch được thực hiện vào ngày 24/10 nói trên được quảng cáo là một tour du lịch Bắc Kinh giá rẻ, với giá chỉ 80 NDT (chỉ gần 300 nghìn đồng) mỗi người/ngày.

Đây chính là chiêu trò mà các Công ty du lịch đang tung ra để lừa lọc khách đăng ký, sau đó “chém đẹp” họ với màn ép bằng được khách mua đồ trong quá trình tham quan.

Theo trang báo điện tử Sohu (Trung Quốc), các tour du lịch Bắc Kinh giá rẻ được quảng cáo với giá trọn gói 80 NDT/người/ngày. Nhưng thực chất, khi “ván đã đóng thuyền”, mỗi du khách phải chi tối thiểu 500 NDT cho 2 tiếng đi mua sắm.

Những du khách này đến từ khắp các vùng ở Trung Quốc, thông qua các kênh khác nhau, họ đặt những tuor 1 ngày tham quan thủ đô.

Người trong nghề du lịch gọi đây là tour giá rẻ song trên thực tế, nó tiềm ẩn khá nhiều cạm bẫy, đặc biệt là với những người chưa từng kinh qua.

Thậm chí, rất nhiều du khách biết rõ về loại hình du lịch này nhưng vẫn tham rẻ và chấp nhận tham gia, dẫn đến việc bị chặt chém một cách oan uổng.


Nhiều người vì tham rẻ đã đua nhau đăng ký tour giá rẻ 80 NDT một ngày.

Nhiều người vì tham rẻ đã đua nhau đăng ký tour giá rẻ 80 NDT một ngày.

Giăng bẫy

“80 NDT du hí một ngày” chỉ là những lời lẽ đường mật. Chiều ngày 23/10, bên ngoài cổng vào Thập Tam Lăng, nơi khách du lịch tập trung đông đúc, một nhân viên bận rộn phát tờ rơi quảng cáo du lịch Bắc Kinh một ngày.

Nội dung trên tờ rơi ghi rõ, “chỉ với 80 NDT, bạn có thể tham quan các điểm như Bát Đạt Lĩnh Trường Thành, Thập Tam Lăng, sân vận động Tổ chim, Hồ bơi hình chữ nhật”.

Khi câu hỏi “Tại sao lại có giá rẻ như vậy?” được đưa ra, người phát tờ rơi giải thích rằng Công ty du lịch mua vé theo quý nên mới rẻ đến thế.

Nếu có người muốn mua tour, “cò” sẽ dẫn họ đến văn phòng của Công ty TNHH du lịch nghỉ dưỡng Kinh Phong nộp tiền. Chỉ cần một tờ phiếu thu đơn giản không hề có ghi lịch trình, ngày thứ hai có xe đến đón khách tận nơi.

Giám đốc một Công ty du lịch ở Bắc Kinh cho biết: “Loại du lịch giá rẻ này không thể chỉ đơn giản là tham quan vì giá vé tại Bát Đạt Lĩnh và Thập Tam Lăng đã hơn giá tour rồi!”

8 giờ sáng ngày 24/10, hướng dẫn viên du lịch Trần Phàm dẫn khách từ khắp Trung Quốc xuất phát bắt đầu hành trình của “Du lịch giá rẻ”.

Trần nhắc nhở mọi người không ngủ trên xe tập trung chú ý nghe những gì anh ta nói để dễ bề quảng cáo về việc mua sắm, thu phí.

Khi xe đi qua cửa hàng vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng Toàn Tụ Đức, Trần tiếp tục giới thiệu: Giá một con vịt ở đây là 200 tệ, giá vốn một con có mấy chục tệ thôi nhưng ngoài cái thương hiệu và kỹ thuật của đầu bếp, còn lại là phí dịch vụ.

Khi qua khách sạn 7 sao Bàn Cổ, Trần tiếp thêm: Đi du lịch chúng ta “ăn chơi không sợ mưa rơi” phải biết hưởng thụ, hai năm trước tôi cũng tự bỏ tiền ra ở thử một đêm.

Một hướng dẫn viên du lịch cho biết, khi khách lên xe, hướng dẫn của tour du lịch giá rẻ sẽ trực tiếp nói chuyện với khách về thu phí, mua sắm. Du khách không thích nhưng cũng phải nhịn và nghe theo.


Bữa cơm đạm bạc lót dạ dành cho du khách. Muốn ăn no, họ sẽ phải chi tiền tại một địa điểm ăn uống khác do hướng dẫn viên du lịch đưa đi.

Bữa cơm đạm bạc lót dạ dành cho du khách. Muốn ăn no, họ sẽ phải chi tiền tại một địa điểm ăn uống khác do hướng dẫn viên du lịch đưa đi.

Lời trần tình chân thành của anh hướng dẫn viên du lịch

Trên xe bao gồm hơn 40 khách được chia cheo các từng nhóm. Thông qua các kênh thông tin khác nhau, họ tham gia tour này với giá cũng khác nhau.

Trần nói một tour chất lượng cao có giá là 160 NDT, tour cao cấp ít nhất cũng phải từ 300 đến 400 NDT. “Đại lý còn thu của khách 50% phí đã nộp vậy tiền xe và tiền công hướng dẫn viên du lịch ở đâu ra?”

Lời cam kết “bao trọn gói” với giá 80 NDT đến lúc này mới vỡ lẽ là hoàn toàn giả dối.

Trần Phàm tiếp tục trần tình, chỉ có thông qua việc du khách mua sắm, lái xe và hướng dẫn viên mới được trích phần trăm hoa hồng, thu nhập mới được đảm bảo.

10 giờ sáng, xe đến Thủy Quan Trường Thành (đoạn phía đông của Bát Đạt Lĩnh không thuộc bộ phận di sản), Trần Phàm tự coi đó là chặng Bát Đạt Lĩnh và để du khách xuống xe đi lại một lúc rồi ra hiệu lên xe điện đến chân Trường Thành.

Mỗi khách mất thêm 5 NDT tiền xe trong khi trên thực tế, quãng đường ấy đi bộ chưa đến 5 phút. Du khách chỉ được ở Thủy Quan Trường Thành chưa đầy một tiếng rưỡi sau đó phải ăn trưa.

Đến giờ cơm trưa, Trần nói rõ với du khách, cơm du lịch chắc chắn là không ngon, thậm chí là “rất không ngon”. Vì thế sau khi mọi người ăn trưa xong, anh ta sẽ dẫn mọi người đi ăn đặc sản mứt quả và vịt quay Bắc Kinh.

Bữa trưa của du khách quả thật “đạm bạc” một đĩa thịt viên còn lại toàn bộ là các món rau chua chua cay cay.

Trước khi được ăn, tất cả còn phải đi qua một cửa hàng bán ngọc, cho dù không bị ép buộc mua hàng nhưng họ cũng bị giữ lại đến nửa tiếng để nghe giảng giải về các loại ngọc.

Giới làm du lịch luôn luôn áp dụng chiêu bài này để kích thích nhu cầu mua sắm của du khách. Ít nhất hướng dẫn viên du lịch đã thu được 5% tiền hoa hồng.

Nhiều tiền lệ hủy hoại bộ mặt ngành du lịch


Tranh cãi giữa những du khách bị bắt nạt khi đi du lịch và Công ty lữ hành - đơn vị tổ chức tour du lịch của họ vào hôm 22/10.

Tranh cãi giữa những du khách bị "bắt nạt" khi đi du lịch và Công ty lữ hành - đơn vị tổ chức tour du lịch của họ vào hôm 22/10.

Trước đó vào ngày 22/10, một đoàn khách Bắc Kinh sau khi du lịch Hong Kong về đến sân bay thủ đô đã xảy ra tranh chấp với công ty du lịch.

Khách tại Hong Kong đã bị “giam lỏng” ép phải mua đồ trong một cửa hàng bán đồ trang sức. Lúc đó hướng dẫn viên du lịch lấy thẻ của công ty TNHH du lịch quốc tế Hoa Viễn ra chứng minh thân phận.

Sau đó người của công ty này khẳng định hướng dẫn viên trên đã giả mạo uy tín của công ty. Người đó không nằm trong danh sách nhân viên hay hướng dẫn viên trực thuộc công ty TNHH du lịch quốc tế Hoa Viễn quản lý.

Trước đó 3 ngày, một du khách người Trung Quốc đại lục thậm chí đã bị đánh chết ngay bên ngoài một tiệm nữ trang ở Hong Kong do ông này chỉ tham quan mà không chịu bỏ tiền ra mua sắm.

Hồi tháng 5 vừa qua, một nữ hướng dẫn viên du lịch ở Vân Nam thậm chí còn chửi không tiếc lời hơn 40 du khách trên xe vì họ không chịu mua sắm đồ ở những nơi mà cô ta dẫn đến.

Những ví dụ nhãn tiền trên cho thấy, việc các công ty du lịch chịu “lỗ” là điều không bao giờ xảy ra. Họ có đủ các mánh khóe để moi tiền từ túi của khách hàng và ép khách mua sắm là một trong số đó.

Những chiêu trò như thế này chính là thứ thuốc độc, đang hủy hoại niềm tin của người dân Trung Quốc vào ngành du lịch của nước nhà.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại