Thông tin ít biết về "lục xà vương"

Y. Dương |

Rắn lục đuôi đỏ còn được nhiều người "sành nhậu" đặt cho biệt danh là "lục xà vương".

Thực trạng rắn lục đuôi đỏ (còn gọi là rắn lục đầu dồ) xuất hiện vẫn chưa có dấu hiệu giảm ở các địa phương. Mới đây ở Nghệ An, lãnh đạo địa phương đã "đặt hàng" người dân với giá 20.000 đồng/con rắn.

Việc này nhằm xử lý tính trạng rắn lục đuôi đỏ xuất hiện tràn lan. 

Nếu với các loài rắn khác, khi bắt được người ta vẫn làm thịt thì  rắn đuôi đỏ đã chết được người dân đem đi tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn.

Do rắn xuất hiện nhiều, đã không ít người bị cắn  nên hầu như ai cũng hoang mang, lo sợ. Đa phần, người dân tìm mọi biện pháp để khống chế rắn.

Trên thực tế, rắn lục đuôi đỏ có làm thực phẩm được không?

Theo thông tin trên tờ Dân Việt viết: "Rắn lục đuôi đỏ được “dân nhậu” đặt cho biệt danh là "lục xà vương", với niềm tin rằng, khi thưởng thức món hà nàm (bào thai) của lục xà vương thì sẽ đem lại vô số lợi ích.

Trong đó, món hà nàm được đồn thổi là có khả năng tráng dương, tăng cường “công lực giường chiếu”.

Tờ Nông Nghiệp Việt Nam thuật lại lời một dân "sành nhậu" gọi món ăn này với tên đầy đủ là "lục xà vương đuôi đỏ".

Cũng theo nguồn trên, bác sỹ Nguyễn Đức Thành (Bệnh viện Y học Dân tộc TP. HCM) khẳng định: “Món hà nàm rắn là một món ăn giàu đạm, nhưng phải nấu chín.

Còn bổ dương thì chỉ là lời đồn chứ chưa có cơ sở khoa học”.

Mới đây, báo giới trong nước đưa tin, một số người dân ở Hội An (Quảng Nam) bắt loài rắn này để làm thịt. Họ còn cho biết thịt của rắn lục đuôi đỏ khá dai và ngon.

Còn một số người khác ở huyện Điện Bàn (Quảng Nam) thì đi tìm loài rắn lục đuôi đỏ về để ngâm rượu. Bởi, họ quan niệm, rắn càng độc thì ngâm rượu càng bổ.

Rắn lục đuôi đỏ đẻ con chứ không đẻ trứng như một số loài rắn khác. Trong hình là một chú rắn đang sinh con. (Ảnh: Internet)

Một số nguồn thông tin cho rằng, rắn lục đuôi đỏ là loài rắn cực độc, chỉ sau rắn hổ mang chúa.

Trên tờ Tuổi Trẻ, PGS.TS Lê Quang Nhật (ĐH Sư phạm Hà Nội) khẳng định, những loài rắn này không chủ động tấn công con người. Nếu tính về độ năng động, rắn lục đuôi đỏ còn hiền lành hơn những loài rắn độc khác.

Thậm chí rắn lục đuôi đỏ còn hiền lành hơn một số loài rắn hiền như rắn ráo. Nhưng, đã cắn là bị nhiễm độc. Độc ở mức độ nào phụ thuộc vào lượng độc trong cơ thể con người.

Vị này nói thêm, đối với một số loài, trong đó có rắn, vào mùa sinh sản con cái thường tiết ra chất kích thích và bò đến đâu sẽ để lại vết đến đấy.

Theo đó, rắn đực khi phát hiện mùi này sẽ tìm đến rắn cái để giao phối.

Khi người dân giết rắn cái vào mùa sinh sản và kéo lê nó hoặc mang nó về nhà để làm thịt thì đôi khi rắn đực sẽ theo mùi chất kích thích mà tìm đến.

GS.TS Đặng Huy Huỳnh (Chủ tịch Hội Động vật học):

"Ở góc độ bảo tồn tự nhiên việc truy đuổi, tìm giết rắn là không nên bởi rắn là loài vừa có lợi, vừa có hại. Thức ăn của rắn là các loài có hại như chuột, côn trùng… giúp cân bằng sinh thái.

Chúng ta nên đào hố chôn xác rắn cho sạch sẽ vì rắn là loài ăn chuột, nếu chúng ta vứt xác rắn bừa bãi cũng là nguy cơ lây dịch hạch từ chuột". (Theo Zing)

(Tổng hợp)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại