Vì Ukraine, "đại chiến" NATO – Nga vẫn có thể xảy ra

Các cuộc giao tranh tại miền đông Ukraine tái diễn nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của nhiều dân thường và đẩy nguy cơ bùng nổ cuộc chiến NATO – Nga gần hơn.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn hối thúc các bên tham chiến duy trì thỏa thuận hòa bình nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế, một trong những chủ đề ưu tiên tại các phiên nghị sự của hai nhà lãnh đạo.

Theo National Interest, việc duy trì thỏa thuận ngừng bắn tại miền đông Ukraine giờ trở nên vô cùng mong manh khi các cuộc giao tranh giữa lực lượng ly khai thân Nga và quân chính phủ Kiev tại khu vực sân bay và thành phố Donetsk vẫn liên tiếp xảy ra. Ngoài ra, các bên tham chiến cũng không chịu từ bỏ những mục tiêu đầy tham vọng của mình. Do đó, nếu thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ, nguy cơ về một cuộc chiến lớn tại Ukraine sẽ ngay lập tức xuất hiện.

Báo Nga: NATO chỉ "cặp" với Ukraine mà không ký hợp đồng hôn nhân Báo Nga: NATO chỉ 'cặp' với Ukraine mà không ký hợp đồng hôn nhân

Cũng như chuyện thường diễn ra trong những lần hội họp lớn của NATO, kỳ hội nghị thượng đỉnh lần này ban đầu có vô số "ý kiến nóng", rồi sau đó là nhiều giải pháp vừa phải.

Cụ thể, đây sẽ là một cuộc chiến tổng lực giữa Nga và NATO. Tuy nhiên, việc tránh nguy cơ làm bùng phát chiến tranh vẫn chưa đủ. Điều quan trọng là các vấn đề chính trị gây tranh cãi tại khu vực Đông Âu cần phải thay đổi. Muốn làm được điều này, các bên liên quan cần thực hiện 3 bước ngay lập tức.

Thứ nhất, điều tiết số lượng cần thiết các quan sát viên quân sự OSCE và vũ khí chuyển tới vùng Donbass để duy trì thỏa thuận ngừng bắn tại Donetsk cũng như khu vực biên giới giữa Ukraine – Nga.

Thứ hai, thỏa thuận giữa Ukraine và Nga liên quan tới giá bán khí đốt cho Kiev cần được ký kết với sự đóng góp tích cực của Liên minh châu Âu (EU). Ngoài ra, các bên cần đặt ra lịch trình cụ thể để Ukraine trả các hóa đơn mua năng lượng còn nợ và mở đường cho Moscow chuyển khí đốt cho Kiev khi mùa đông đang tới gần.

Thứ ba, các cuộc đối thoại chính trị giữa đại diện chính quyền Ukraine và Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng mà OSCE đóng vai trò trung gian cần sớm được tổ chức trên tinh thần khôi phục đường dây liên lạc giữa các bên nhằm hình thành khả năng tái thống nhất các vùng.

Lính đặc công Ba Lan tham gia cuộc tập trận chiến thuật quốc tế của NATO tại trung tâm huấn luyện bộ binh tại Oleszno, gần Drawsko Pomorskie, phía tây bắc Ba Lan hồi tháng Chín.
Lính đặc công Ba Lan tham gia cuộc tập trận chiến thuật quốc tế của NATO tại trung tâm huấn luyện bộ binh tại Oleszno, gần Drawsko Pomorskie, phía tây bắc Ba Lan hồi tháng Chín.

Song, điều trớ trêu là con số thương vong cũng như tổn thất tài sản tại miền đông Ukraine vẫn không ngừng gia tăng. Ngoài ra, lực lượng ly khai đã đạt được mong ước quan trọng nhất là giành được quyền tự trị cho riêng mình.

Ukraine ngày nay không còn là một quốc gia như hồi đầu mới giành được độc lập. Bởi giờ đây, quốc gia này đang đang quyết tâm chuyển hướng theo phương Tây song Ukraine sẽ còn một chặng đường khá dài phía trước để chính thức gia nhập khối EU. Ngoài ra, bán đảo Crimea hiện đã nằm trong vòng kiểm soát của Nga. Moscow cũng kịch liệt phản đối việc Ukraine trở thành một thành viên của NATO.

Trên thực tế, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến giành chủ quyền lãnh thổ dường như không thể xảy ra, song lo ngại về một cuộc xung đột với Moscow đã khiến Mỹ và các đồng minh (trên hết là Đức) từ chối đề nghị trở thành thành viên trong NATO của Ukraine.

Dù Ukraine đang dần chuyển hướng sang phương Tây song quốc gia này vẫn duy trì tư tưởng trung lập giữa NATO và Nga bởi phần đông người dân sinh sống tại Ukraine đều nói tiếng Nga.

Ngoài ra, việc giải quyết cuộc chiến tại Donbass sẽ mất một thời gian dài nhưng nó lại là một trong những điều kiện quan trọng quyết định số phận của toàn đất nước Ukraine.

Còn đối với Crimea, tiến trình để cộng đồng quốc tế chấp thuận tình trạng hiện nay của bán đảo này sẽ còn cả một chặng đường dài phía trước và phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa Nga với phương Tây.

Thêm vào đó, cả Nga và EU hiện đều có động cơ riêng để bắt tay với Ukraine. Trong khi, châu Âu miễn cương chấp thuận Ukraine thì mối quan hệ kinh tế giữa Ukraine và Nga sẽ giúp Kiev khôi phục thị trường. Ngoài ra, Nga cũng đang đổ một lượng tiền lớn vào Crimea và trong tương lai là cả Donbass.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại