Vì sao năng suất lao động của người Việt thấp nhất bảng?

Ly Ly |

Ông Nguyễn Toàn Phong, Phó GĐ Trung tâm Giới thiệu việc làm HN cho hay: Ông không thấy ngạc nhiên khi năng suất làm việc của người Việt thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo kết quả đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Châu Á do lao động chưa qua đào tạo và thiếu kỹ năng mềm.

Cũng theo báo cáo của ILO, chưa đến 20% lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và không có đủ kỷ năng đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Năm 2013, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Singapore đến 15 lần, chỉ bằng 1/5 lao động Malaysia, 2/5 Thái Lan và tốc độ tăng năng suất lao động Việt đang giảm dần.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Toàn Phong, Phó GĐ Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội (Sở Lao động thương binh và xã hội HN) cũng cho biết: Ông không thấy ngạc nhiên khi năng suất làm việc của người Việt ở mức thấp nhất bảng.

“Năng suất lao động phụ thuộc vào sự tiên tiến của xã hội. Tôi nghĩ: đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế là đúng vì nền kinh tế, công nghệ của Malaysia, Singapore phát triển hơn Việt Nam, thu nhập của người dân cũng cao hơn. Trong khi đó, thu nhập bình quân của chúng ta chỉ xếp thứ 8/11 trong khu vực ASEAN, xấp xỉ 2.000 USD/năm. Tỷ lệ lao động của Việt Nam chưa qua đào tạo rất cao” - ông Phong, chia sẻ.

Ông Malte Luebker, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Châu Á-Thái Bình Dương lý giải: Ở những quốc gia như Campuchia, Lào và Việt Nam vẫn còn một bộ phận lớn lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, vậy nên có thể có năng suất lao động chung thấp hơn. Ngược lại, Singapore có thể có mức năng suất lao động cao hơn, bởi vì nền kinh tế của nước này chủ yếu dựa vào ngành chế tạo và các dịch vụ cao cấp như tài chính và bảo hiểm. Tương tự, những quốc gia có nhiều lao động làm việc trong nền kinh tế phi chính thức (ở đó, người lao động thường không được tiếp cận với những công nghệ mới nhất hoặc hiện đại nhất) có thể có năng suất lao động chung thấp.

Ông Nguyễn Toàn Phong, Phó GĐ Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội: Ông không thấy ngạc nhiên khi năng suất làm việc của người Việt thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Nguyễn Toàn Phong, Phó GĐ Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội: Tôi không thấy ngạc nhiên khi năng suất làm việc của người Việt thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài ra, việc Việt Nam chú trọng vào sản xuất gia công, xuất thô, kỹ thuật công nghệ lạc hậu hay chất lượng lao động Việt Nam không cao, đào tạo không đúng nhu cầu của doanh nghiệp, chủ yếu lao động thủ công... cũng khiến năng suất làm việc của Việt Nam thấp.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc tiêu thụ rượu bia quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thể lực của người Việt giảm sút, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Theo các con số đã được chỉ ra thì lượng tiêu thụ của Việt Nam qua mỗi năm đều liên tục gia tăng. Trong năm 2012 mức tiêu thụ bia của cả nước là lừ 2,8 tỉ lít thì đến năm 2013 mức tiêu thụ bia đã là hơn 3 tỉ lít. Số bia sản xuất trong nước là 2,9 tỉ lít không đủ cung cấp cho nhu cầu uống bia của người Việt.

Tương tự, tình hình tiêu thụ rượu cũng ngày càng tăng lên với 63 nghìn lít năm 2012 đã tăng đến gần 68 nghìn lít trong năm 2013. Với tỷ lệ tiêu thụ hơn 3 tỉ lít bia trong năm 2013, Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao thứ 3 tại châu Á chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc.

Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đăng Vang nhận xét: Từ lâu rồi, Việt Nam không khuyến khích cho việc uống rượu, bia, tuy nhiên, người Việt vẫn cứ bỏ ra một số tiền lớn cho việc uống bia, rượu. Theo ông Vang, để nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay vì mua bia, rượu, dành số tiền đó đầu tư nhiều hơn cho phát triển kinh tế chắc chắn sẽ tạo ra được giá trị gia tăng tốt hơn.

Trước những lo ngại về chất lượng lao động cũng như sự thiếu hụt lao động ở Việt Nam nói riêng và các nước trong khối ASEAN nói chung, nhằm đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp vào những năm tới, ILO khuyến nghị: Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, củng cố các chính sách thị trường lao động hợp lý và ổn định.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các thành viên Chính phủ cần phân tích nguyên nhân tại sao Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đánh giá năng suất lao động của Việt Nam rất thấp và nếu số liệu này chính xác thì cần có cải cách gì để nâng cao năng suất lao động.

Đã có một thời gian, dư luận cũng “dậy sóng” về con số 30% cán bộ, công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Nhiều người cho rằng con số này thực tế nhiều hơn thế!?. Chưa có cơ quan, tổ chức nào đứng ra làm khảo sát chính thức về thực trạng này. Nhưng, thực tế là các vị lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ đã thực sự sốt ruột về việc nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công nhân, viên chức.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại