Không cho người lao động nghỉ chăm con, đúng hay sai?

Theo quy định tại điều 79 Bộ luật lao động, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Vợ tôi là công nhân ở Bình Dương. Mới đây con tôi (4 tuổi, ở Thanh Hóa) bị bệnh cần nhập viện mổ gấp theo chỉ định của bác sĩ. Vợ tôi làm đơn xin nghỉ phép để chăm con nhưng bị từ chối.

Quản đốc công ty không ký đơn, không cho nghỉ. Nếu vợ tôi bỏ về thì bị trừ lương và đuổi việc, còn nếu làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động thì phải 45 ngày sau mới được nghỉ. Xin hỏi Công ty không cho vợ tôi nghỉ trong trường hợp này có đúng Luật lao động không?

Trả lời:

Theo quy định tại điều 79 Bộ luật lao động, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Ngoài ra điều 35 Bộ luật lao động còn quy định hợp đồng lao động được tạm hoãn thực hiện "trong các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận".

Chiếu theo quy định nêu trên, vợ bạn cần làm đơn nêu rõ lý do xin nghỉ không hưởng lương (về quê chăm sóc con bị bệnh phải nhập viện) và vợ bạn cần trực tiếp gửi đơn cho giám đốc công ty (nộp kèm theo đơn giấy tờ chứng minh con bạn bị bệnh cần nhập viện mổ gấp theo chỉ định của bác sĩ); hoặc vợ bạn cũng có quyền làm đơn gửi trực tiếp cho giám đốc công ty, yêu cầu giám đốc công ty chấp thuận cho vợ bạn được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết trong một thời gian với lý do về quê chăm sóc con bị bệnh phải nhập viện.

Việc quản đốc công ty không ký nhận đơn xin nghỉ phép của vợ bạn, không cho vợ bạn nghỉ, nếu vợ bạn bỏ về thì bị trừ lương và đuổi việc, hoặc buộc vợ bạn phải viết đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước 45 ngày mới được nghỉ là trái với quy định của pháp luật lao động.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại