Nông dân cày nát rừng già, tận diệt thiên nhiên rồi sập bẫy TQ

Thanh Thảo |

(Soha.vn) - Chỉ vì lợi nhuận trước mắt, không ít người dân đã cày nát cả cánh rừng già, tận diệt thiên nhiên để lấy cho bằng được các loại cây mà thương lái Trung Quốc gom mua.

>>> Hốt hoảng với những đồ ăn của Trung Quốc làm bằng cao su
>>> Những loại trái cây Trung Quốc khiến khách hàng vừa ăn vừa run sợ
>>> Rùng mình với sản phẩm nhiễm độc của Trung Quốc trên thị trường
>>> 5 lần 7 lượt bị Trung Quốc lừa, bao giờ dân Việt mới "sáng mắt"?

Tuy nhiên, sau 1 thời gian ạt gom hàng dự trữ, hối hả tận diệt thiên nhiên... thì chính những người nông dân là người chịu thiệt thòi, thua lỗ khi các thương lái Trung Quốc "quất ngựa truy phong".

Cày nát rừng già gom cây kim cương bán cho Trung Quốc

Cuối năm 2012, một làn sóng đổ xô vào rừng tìm cây kim cương bán cho TQ đã diễn ta tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Cái giá thương lái trả 1 triệu đồng/kg lá kim cương tươi và sẵn sàng đến tận bìa rừng để thu mua, trao “tiền tươi” đã khiến không ít người dân bất chấp tất cả để lên núi hái kim cương.

Cây kim cương mà bà con nơi đây mỗi ngày săn tìm, còn gọi là cây lan gấm hay thạch tằm. Dân địa phương gọi nôm na là cây phong lan đất (loại mọc trên đất) hoặc phong lan đá (loại mọc trên đá). Kim cương thường mọc nhiều ở trong những cánh rừng già và chỉ mọc vào thời điểm mùa mưa. Đây là cây dược liệu quý. Để có được 1-2 lạng cây kim cương, họ đã phải “cày” nát cả nhiều cánh rừng già.

Tận diệt cây dược liệu

Tháng 3/2013, tại các huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong (Nghệ An) lại “sốt” trước tình trạng thương lái Trung Quốc thu gom dược liệu chủ yếu lá chua ke.

Hàng trăm người đổ xô vào rừng, tận diệt loài cây quý này khiến khu dự trữ sinh quyển có vành đai xanh lớn nhất Đông Nam Á (tức Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát) bị đe dọa nghiêm trọng.

1 kg lá chua ke khô, thương lái mua với giá 7.000 – 8.000 đồng, nếu lá tươi sẽ có giá khoảng 2.000 đồng. Mỗi ngày, một người vào rừng cũng kiếm được 100.000 đồng – 150.000 đồng. Đến nay, sau nhiều tháng tận diệt, loài cây này đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Một cán bộ lâm nghiệp ở Con Cuông cho biết, nhiều loại cây dược liệu, trong đó chủ yếu dây máu chó, hoằng đằng, quả bo bo, củ thiên niên kiện, hạt sa nhân… trước đây mọc khắp nơi, chẳng ai để ý. Nhưng trước sự khai thác ồ ạt của người dân để bán cho thương lái Trung Quốc, những loại cây này đang có nguy cơ bị xóa sổ.

Nông dân đốn cả cây trầu không để bứt lá bán cho thương lái Trung Quốc

Mấy ngày gần đây, ở huyện An Lão (Bình Định), lá trầu không cũng đang bị “truy hái” ráo riết. Nguyên nhân do thương lái Trung Quốc tập trung về đây thu mua với giá rất cao.

Những dây trầu trồng ở mép và giữa rừng trên địa bàn huyện này nhanh chóng bị “vặt” sạch, chỉ còn trơ dây. Bây giờ người dân muốn hái lá trầu phải đi vào tận rừng sâu. Sáng sớm mỗi ngày họ ăn no bụng rồi mang theo cơm, chiều tối mới về. Khó khổ là vậy nhưng dòng người đi tìm hái trầu vẫn luôn tấp nập, bởi giá trầu mỗi ngày một tăng. Từ giá 5.000 đồng/kg ban đầu, tăng dần và có lúc đạt đỉnh 45.000 đồng/kg.

“Điều đáng quan ngại là khi trầu trong những vườn nhà đã hết, người dân đổ xô vào rừng tìm hái. Dây trầu bò trên những cây rừng to, họ không trèo lên được nên đốn cả cây để hái trầu. Đây là mối lo cho những cánh rừng trên địa bàn”, một cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão lo lắng.

Chặt hết trắc non, sang xã bên khai thác tận diệt bán cho thương lái

Theo ghi nhận của PV, thời gian qua, có hàng trăm người dân của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đổ xô lên rừng khai thác gỗ trắc non bán cho thương lái Trung Quốc . Tại khu vực rừng ở thôn Xuân Tây, xã Vạn Hưng, anh Ngọc - người chuyên khai thác gỗ trắc ở xã Vạn Lương - cho biết: Hiện có hàng trăm người của xã đi chặt gỗ trắc khiến loại cây này cạn kiệt, do đó phải đi đến xã khác để khai thác. Việc bán gỗ khá dễ dàng, chỉ cần mang ra khỏi cửa rừng là có người mua với giá 10.000 đồng/kg gỗ tươi.

“Tìm được khúc gỗ nặng khoảng 5 kg là có ngay 50.000 đồng. Trung bình mỗi ngày tụi tôi kiếm được từ 500.000 - 700.000 đồng. Gỗ bán cho các đầu nậu, sau đó, họ bán cho thương lái Trung Quốc. Còn thương lái Trung Quốc mua sử dụng vào việc gì thì không ai biết” - anh Ngọc nói.

Đặc biệt, không chỉ mua gỗ lớn, các đầu nậu còn mua cả gộc rễ, gỗ trắc non, có cây đường kính chỉ bằng 2 ngón tay... Thấy lợi, rất nhiều thanh niên trong xã và những nơi khác đã bỏ đồng áng, ùn ùn lên rừng chặt gỗ.

 Xem thêm clip: Lật mặt thương lái Trung Quốc thu mua nông sản Việt Nam

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại