Lê Bá Mai, người từng gánh 2 án tử hình tiếp tục kêu oan

Trong kỳ án vườn mít, Lê Bá Mai từng gánh trên vai hai bản án tử hình về tội hiếp dâm trẻ em và giết người, rồi thoát khỏi cái chết trong gang tấc do hai bản án này bị hủy.

Sau đó, Mai được minh oan bằng một bản án tuyên vô tội, bản án này cũng bị hủy, rồi lại phải mang hai án tù chung thân. Hiếm có người nào phải trải qua muôn vàn đổi thay đến chóng mặt như vậy.

Tiếp tục kêu oan

Hàng tháng, cha mẹ của Mai lại gói ghém đồ ăn cùng vài đồ dùng cá nhân theo yêu cầu của con trai mang

“Căn cứ Điều 274 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra chuyển đơn của ông Lê Bá Triệu đến Vụ 3 Viện KSND Tối cao để chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền và thông báo cho người có đơn biết; quá trình giải quyết nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì chuyển đến Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao để xử lý theo quy định của pháp luật”, trích Công văn số 186/VKSTC-C6(P1).

đến trại giam Tống Lê Chân (Bình Phước) để thăm con. Ông Lê Bá Triệu, cha của Mai, cho biết trong lần thăm mới đây nhất, Mai trông có vẻ gầy hơn nhưng rắn chắc hơn lúc bị giam tại trại tạm giam của Công an tỉnh Bình Phước.

Mai nói đã được giao quyết định thi hành án ngay trong trại giam. Mai đã ghi vào biên bản rằng không đồng ý bồi thường cho gia đình nạn nhân Thị Út vì Mai bị oan.

Ông Triệu kể: “Cán bộ trại giam nói con tôi chấp hành kỷ luật tốt. Cháu còn hoàn thành vượt khối lượng công

việc được giao hàng ngày. Mỗi lần vào thăm con, vợ chồng tôi đều động viên cháu phải kiên trì chờ đợi vì bị oan thì sớm muộn cũng sẽ được giải oan. Biết Mai và gia đình vẫn đang đi kêu oan, cán bộ trại giam cũng cảm thông, chia sẻ, nhưng án tuyên thì họ buộc phải quản lý cháu theo chức trách thôi”.

 

Trang trại của ông Lê Bá Tuân, nơi có vườn mít là hiện trường xảy ra vụ án bé Thị Út (11 tuổi, người dân tộc Stiêng) bị hiếp dâm rồi giết chết vào ngày 12.11.2004.

 

Sau nhiều lá đơn kêu oan và yêu cầu giải oan cho Mai được gửi đi khắp các cơ quan chức năng cấp trung ương nhưng chưa có kết quả, gia đình, dòng họ của Mai đã kéo ra Hà Nội kêu oan cho Mai.

Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã chuyển đơn kêu oan của ông Lê Bá Triệu đến chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, bộ trưởng Bộ Công an đề nghị “xem xét, có biện pháp xác định sự thật của vụ án, để đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật”.

Ngày 3.3.2014, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã chuyển đơn kêu oan cho con của ông Lê Bá Triệu đến Vụ 3 (Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự) của Viện này. Trong đơn, ông Triệu cho rằng con mình không phạm tội, việc vài lần Mai nhận tội trong quá trình điều tra là do bị điều tra viên ép cung, dụ cung…

Vật chứng kỳ án vườn mít sắp biến mất

Trong lúc gia đình Lê Bá Mai và ông chủ trang trại vườn mít (nơi Lê Bá Mai làm thuê) vẫn kiên trì đi kêu oan cho Lê Bá Mai khắp nơi, thì các vật chứng trong vụ án vườn mít đang đứng trước nguy cơ biến mất.

Ngày 3.4, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước đã mời ông Dương Bá Tuân đến nhận lại hai trong số các vật chứng của vụ án là một bình xịt inox và một can nhựa vuông đã cũ, hai vật được cơ quan tố tụng xác định là Mai đã đeo và chở trên chiếc xe máy đã chở nạn nhân Thị Út (11 tuổi) vào vườn mít để hiếp dâm và giết chết.

Một cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước cho biết tòa án cũng đã ra quyết định thi hành án tiêu hủy các vật chứng còn lại gồm quần áo của nạn nhân, quần áo của Lê Bá Mai, chiếc dép, nón… thu giữ tại hiện trường vụ án.

Chụp hình để làm bằng chứng cho sau này vì ông hy vọng vụ án sẽ được điều tra lại.

Mặc dù biết vụ án này còn nhiều uẩn khúc nhưng vì có quyết định thi hành án nên cơ quan thi hành án phải thi hành. Nếu vụ án được lật lại mà không có vật chứng thì tòa án đã ra quyết định tiêu hủy sẽ phải gánh trách nhiệm.

Hai vật chứng vụ án vườn mít được giao trả lại cho chủ là ông Dương Bá Tuân sáng 3.4.

Điều khó hiểu là bình nước đá màu đỏ mà điều tra viên thu giữ sai thủ tục tố tụng và nói là của ông Tuân, trong khi ông Tuân lại nói bình này bị thu giữ từ một người khác rồi vu oan là của ông, lại không được trao trả cho ông Tuân mà bị liệt vào danh sách vật chứng bị tiêu hủy. Còn chiếc xe máy của ông Tuân bị thu giữ vì xem là vật chứng lại bị Công an tỉnh Bình Phước tách ra khỏi vụ án, số phận đang lửng lơ chưa biết sẽ “đi đâu, về đâu”.

Riêng bình xịt inox và can nhựa của ông Tuân, ông Tuân cho biết ông sẽ giữ gìn nó cẩn thận vì nó quý hơn vàng. “Đó là những vật khi điều tra viên thu giữ đã làm sai thủ tục tố tụng, lúc dựng lại hiện trường vụ án điều tra viên lại có sự tráo đổi vật chứng để cố ghép tội cho Mai. Rồi đây chúng sẽ góp phần minh oan cho Mai”, ông Tuân nói.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại