Điểm mặt các quan chức Việt Nam vướng vòng lao lý (P1)

Pha Lê |

(Soha.vn) - Dù có nhiều đóng góp và nỗ lực trong quá trình công tác, tuy nhiên, những cán bộ cao cấp này vì một phút tư lợi mà mất trắng cả công danh, vướng vào vòng lao lý.

Tử hình Trần Dụ Châu – Nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu

Trần Dụ Châu ( 1906 - 1950 ), nguyên Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam , nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu (tiền thân của Tổng Cục Cung cấp, nay là Tổng Cục Hậu cần, Quân đội Nhân dân Việt Nam ); bị tử hình trong vụ án tham nhũng nổi tiếng năm 1950 trong Cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt Nam (1945-1954) .

Ngày 19/3/1947, ông được Hồ Chí Minh cử giữ chức Cục trưởng Cục Quân nhu, Bộ Quốc phòng. Trong quá trình làm việc, Trần Dụ Châu đã tác oai tác quái, tham nhũng tài sản công.

d

Trần Dụ Châu

Vụ án được phát hiện từ bức thư của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, đại biểu Quốc hội khóa 1 gửi Hồ Chủ tịch. Nội dung bức thư tố cáo viên Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em quân đội. Châu đã giở trò ăn cắp (công quỹ), cứ mỗi cái màn cấp cho bộ đội Châu ăn bớt 2 tấc vải xô, nên cứ ngồi lên là đầu chạm đình màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào, nhiều người biết đấy nhưng không dám ho he.

Trước sự thật đau lòng này, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”. Ngày 5/9/1950 tại thị xã Thái Nguyên - Thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt, xét xử vụ án cán bộ tham nhũng đầu tiên của Việt Nam.Trần Dụ Châu đã bị Tòa án binh tối cao phạt án “tử hình”, đồng thời bị tước quân hàm Đại tá.

3 năm tù cho ông Vũ Ngọc Hải - Nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng

Cuộc đời của cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải là một "bi kịch lớn”. Đi lên từ một kỹ sư điện, trải qua nhiều vị trí công tác rồi trở thành bộ trưởng, đóng góp không nhỏ cho công trình đường dây 500KV, nhưng rồi cũng chính vì "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mà phải vào tù...

Cuối năm 1991, Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Năng lượng lên làm việc, bàn việc giải quyết những vấn đề bức xúc của ngành điện. Khi Bộ Năng lượng đã báo cáo, nếu tổ máy thứ 4 của Thuỷ điện Hòa Bình phát điện thì sẽ thừa điện nhưng có một vấn đề là đã mấy chục năm sau giải phóng mà miền Nam vẫn thiếu điện, phải cắt điện luân phiên trong khi miền Bắc thì thừa điện. Từ đó nêu lên tính cần thiết của việc xây dựng đường dây tải điện Bắc – Nam. Đầu năm 1992, Chính phủ quyết về mặt chủ trương xây dựng đường dây 500 KV Bắc – Nam và được khởi công ngay sau đó.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt gắn huy hiệu đường dây 500KV Bắc – Nam cho ông Vũ Ngọc Hải tại trại giam Thanh Xuân (Hà Tây)

Trước tình thế cấp thiết, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án bằng việc huy động tổng lực: Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông, Bộ Năng lượng, các địa phương và huy động các chuyên gia cả trong và ngoài nước vào cuộc thực hiện công trình.

Công trình đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 ghi nhận vụ tai tiếng mua bán lòng vòng 4.000 tấn sắt thép của một số đối tượng thuộc Công Ty Vinapol (Hội hữu nghị Việt Nam - Ba Lan ) thông đồng với Ban Quản lý Dự án đường dây 500kV để hưởng chênh lệch 3,1 tỷ đồng Việt Nam. Sau khi bị phát hiện, vụ việc được quy trách nhiệm cho thư "giới thiệu" của ông Vũ Ngọc Hải – Bộ trưởng Bộ Năng Lượng đương thời.

Ông bị kết tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bị kết án 3 năm tù giam và thụ án tại Trại giam Thanh Xuân (thuộc V26, Bộ Công an ), nhưng chỉ ở tù 1 năm thì được ân xá.

Truy tố ông Trần Xuân Giá - Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ông Trần Xuân Giá sinh 1939, từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Thừa Thiên - Huế. Ông có học hàm Phó giáo sư, từng làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII và từng là giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1981, ông tham gia công tác Chính phủ, giữ chức Phó Chủ nhiệm (tương đương Thứ trưởng) Ủy ban Vật giá Nhà nước, và Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng năm 1989.

Năm 1993 ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, sau đó là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư. Ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu từ từ năm 1996 đến năm 2001 và cũng là đại biểu Quốc hội khóa X (1997 -2002).

Sau khi thôi giữ chức Bộ trưởng ông chuyển sang làm Trưởng ban Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chính sách kinh tế, xã hội và hành chính.

Ông Trần Xuân Giá
Ông Trần Xuân Giá

Sau khi về hưu ông làm Cố vấn HĐQT Ngân hàng Á Châu (11/2006- 5/2008) và Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (2008 - 9/2012). Và cũng chính trong thời gian làm việc tại ngân hàng này, ông Trần Xuân Giá đã bị truy tố về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cáo trạng của Viện KSND Tối cao cũng cáo buộc: “Bị can Trần Xuân Giá, với tư cách là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y, có nhiệm vụ đưa ra các chủ trương, đinh hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB, là người quản trị cao nhất của Ngân hàng ACB và biết rõ các quy định của Ngân hàng nhà nước nhưng ông Trần Xuân Giá vẫn đồng ý để chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định gây thiệt hại số tiền 718.908.000.000 đồng nên phải chịu trách nhiệm về hành vi này”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại