Biển Đông: Trung Quốc lại 'giội nước lạnh' vào láng giềng

My Lan |

(Soha.vn) - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị mới đây đã lớn tiếng chỉ trích một số quốc gia có liên quan tới các tranh chấp chủ quyền biển Đông đang "không thực tế" và thiếu nghiêm túc.

Tờ Tân Hoa Xã dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết, không thể vội vàng trong việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (CoC). Ông này cảnh báo rằng một số quốc gia vẫn đang hi vọng CoC có thể được thông qua chỉ trong một đêm song đó là những kì vọng không thực tế và thiếu nghiêm túc. "CoC liên quan tới lợi ích của nhiều bên và việc xây dựng nó đòi hỏi sự phối hợp lớn. Không quốc gia nào được áp đặt mong muốn của mình lên nước khác".

Ông Vương cáo buộc những lần thảo luận về CoC thất bại trước đây là "do rối loạn từ một vài bên nhất định gây ra", song không chỉ rõ tên quốc gia nào.

Tuy nhiên, theo Reuters, việc Trung Quốc đang liên tục tăng cường sức mạnh hải quân tại các vùng biển tranh chấp trên biển Đông đang khiến những căng thẳng vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số nhà phê bình cho rằng Trung Quốc đang củng cố tham vọng độc chiếm biển Đông bằng sức mạnh hải quân và ít quan tâm tới việc thông qua bộ quy tắc ứng xử.

	Một giàn khoan dầu khí của Trung Quốc trên Biển Đông

Một giàn khoan dầu khí của Trung Quốc trên Biển Đông

Trước đó, trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Bảy với Chủ tịch Hội đồng Hòa giải hòa bình châu Á Surukiat Sathirathai, ông Vương đã đề xuất một cách thức mà ông cho rằng có thể sử dụng ngay đề giải quyết các tranh chấp kéo dài hàng thập kỉ trên biển Đông, đó là các quốc gia cùng nhau khai thác vùng biển này. "Cần phải có thời gian để tìm ra giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp ở biển Đông. Cho tới khi đó, tất cả các bên liên quan nên tìm các cách thức nhằm khai thác chung dựa trên cơ sở cùng có lợi".

Ông tự tin khẳng định một cơ chế hợp tác như vậy là điều sẽ được cả cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Theo ông Vương, Philippines và các quốc gia khác nên xây dựng đề án khai thác chung nguồn tài nguyên trong khu vực giàu dầu mỏ này. "Khai thác chung nguồn tài nguyên khoáng sản không chỉ phục vụ mục đích kinh tế. Nó giúp gửi tín hiệu tới các phần còn lại của thế giới rằng các quốc gia trong khu vực sẵn sàng giải quyết tranh chấp bằng con đường hợp tác".

Trong khi đó, Philippines đã chọn tòa án quốc tế như là một phương án cuối cùng của mình nhằm giải quyết vấn đề này, sau khi cho rằng các cuộc đàm phán với Trung Quốc "không thành công".

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục, vui lòng gửi về địa chỉ email: thegioi@soha.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại